Phân biệt dầu ăn sạch – bẩn

Dầu ăn kém chất lượng được bày bán nhiều trên thị trường khiến bạn lo lắng. Vậy làm thế nào để lựa chọn dầu ăn đảm bảo chất lượng? Hiện nay trên thị trường, xuất hiện hàng trăm lít dầu ăn bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu đã qua chế biến nhập khẩu từ nước ngoài. Đó là chưa kể đến số lượng dầu ăn kém chất lượng, dầu ăn giả được pha bằng các chất hóa học do các cơ sở trong nước làm giả. Tất cả số dầu ăn này, được bán tràn lan trên thị trường. Điều này khiến các bà nội trợ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt dầu ăn thật giả.

Thị trường xuất hiện hàng trăm lít dầu ăn bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu khiến người tiêu dùng hoang mang

Thị trường xuất hiện hàng trăm lít dầu ăn bẩn được làm từ rác thải và cặn dầu khiến người tiêu dùng hoang mang

Những mẹo nhỏ sau đây có thể giúp bạn phân biệt được chất lượng dầu ăn qua màu sắc, mùi vị, trạng thái và độ trong của dầu ăn:

Nội dung chính

Màu sắc

– Dầu ăn thật: Dầu có màu vàng sẫm, dầu chất lượng trung bình, màu nhạt hơn. Nhìn chung, dầu ăn chất lượng có màu tươi sáng hơn.

Nếu là dầu hạt cải thì trong màu vàng có thoáng chút màu xanh lục, nếu là dầu hạt lạc thì sẽ thấy thoáng có chút sắc cam hoặc vàng cam.

– Dầu ăn giả: Màu sậm, không sáng mà hơi xỉn màu. Thường là các màu vàng nâu, vàng sậm, hơi đen.

Dầu ăn thật thường có màu vàng sẫm

Dầu ăn thật thường có màu vàng sẫm

Độ trong của dầu

– Dầu ăn thật: Có độ trong suốt, không thấy lợn cợn hoặc dấu hiệu lắng cặn, đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy trơn tru, dễ dàng hơn.

– Dầu ăn giả: Thường ít trong hơn do có lẫn tạp chất hoặc nước pha. Có dấu hiệu lắng cặn và đông đặc. Khi lắc can dầu, cảm giác dầu chảy sền sệt, đông đặc hơn.

Độ đông đặc

– Dầu ăn thật: Ít bị đông đặc trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh. Nếu có thì chỉ xuất hiện lớp đông hơi lợn cợn phía trên thành can dầu.

– Dầu ăn giả: Dễ bị đông đặc lắng cặn dưới đáy can dầu hoặc thậm chí là đông đặc cả can dầu trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh.

Dầu ăn thật ít bị đông đặc trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh

Dầu ăn thật ít bị đông đặc trong nhiệt độ phòng ở mùa lạnh

Mùi vị

– Dầu ăn thật: Có độ béo ngấy, thơm đặc trưng của dầu ăn. Nếu là các loại dầu ăn chiết xuất đặc biệt như dầu dừa, dầu hạt cải, dầu hạt lạc thì sẽ thấy hương vị riêng của từng loại. Khi nếm không có vị đắng chát, chua.

– Dầu ăn giả: Không có vị béo ngấy và thơm như dầu ăn thật. Nếu nếm thử sẽ không thấy độ béo ngậy, thậm chí có thể thấy các mùi vị khác lạ do dầu ăn được pha tạp chất hoặc các hóa chất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số mẹo đơn giản sau để thử kiểm tra chất lượng dầu ăn trong gia đình.

Dầu ăn sạch: Có độ béo ngấy, thơm đặc trưng của dầu ăn

Dầu ăn sạch: Có độ béo ngấy, thơm đặc trưng của dầu ăn

Xem thêm:

– Lấy một ít nước i-ốt hoặc muối i-ốt nhỏ thử vào một ít dầu ăn thí nghiệm, nếu thấy có màu xanh lam nổi lên, chứng tỏ, dầu ăn mà bạn chọn đã bị pha trộn tạp chất có chứa tinh bột.

– Thử đun nóng dầu ăn lên nhiệt độ 150ºC hoặc nhiệt độ cao nhất có thể và để nguội. Nếu thấy có lắng cặn thì dầu ăn đã bị pha tạp chất. Càng nhiều lắng cặn chứng tỏ càng nhiều tạp chất.

Trên đây là những dấu hiệu phân biệt dầu ăn sạchdầu ăn bẩn. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn chọn được dầu ăn tốt nhất cho gia đình

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound