ThậtGiả.com

Bí quyết mua giày xách tay

Giày dép thuộc nhóm rất dễ mang nhưng khó chọn mua. Một đôi giày đẹp không chỉ phù hợp với vóc dáng và trang phục của bạn mà còn phải tạo sự thoải mái khi đi lại. Do đó khi mua giày cần nhất là phải thử. Thế nhưng trong thời đại thương mại điện tử ngày một phát triển, người tiêu dùng mua hàng trên mạng ngày càng nhiều hơn. Làm sao “mua bằng mắt” mà không phải hối tiếc?

Mời bạn xem những bí quyết sau:

Nội dung chính

Quy đổi hệ thống size

Hiện nay trên thế giới tồn tại khá nhiều hệ thống tính size giày khác nhau, điều này gây khó khăn khi chọn mua giày.  Điều quan trọng là bạn phải nắm chắc size giày của mình theo một hệ thống đo lường nào đó (ví dụ Mỹ hoặc EU), còn chuyện quy đổi size giày để mua cho trúng sẽ trở nên đơn giản với bảng chuyển đổi sau đây:

Độ chuẩn

Phải thừa nhận một điều là giày dép của nước ngoài, đặc biệt khi mang thương hiệu của các nước phát triển, size khá chuẩn. Không những thế, họ còn có những size “khủng long” rất hiếm ở Việt Nam. Cho nên việc mua giày xách tay khá yên tâm nếu bạn quy đổi size chính xác.

Độ vừa vặn

Theo lý thuyết, hai chân luôn đồng size nhưng thực tế thì chân phải có thể lớn hơn chân trái một tí và ngược lại. Cho nên, khi mua giày bạn nên lưu ý điều này, trừ hao một tí để hai chân thật thoải mái. Không nhất thiết phải mua đúng size, chênh lệch nửa size (VD: 8 và 8 1/2) vẫn có thể chấp nhận được, nhưng nếu là giày bít thì nên ưu tiên “trừ hao lên” vì “giày thừa dép thiếu”. Đừng chọn mua giày quá ôm vì nghĩ mồ hôi chân sẽ làm chúng giãn ra.

Chất liệu

Chất liệu cũng có ảnh hưởng nhất định đến size giày. Ví dụ là giày da mềm thì có thể “nở” một tí, nếu là simili hoặc xốp thì ít nở hoặc không. Đối với giày thể thao hoặc giày bốt, chỉ nên mua những loại giày mà bạn đã biết hoặc đã thử qua, bởi kiểu của chúng thường chỉ  phù hợp với thời tiết giá lạnh chứ không phải trong khí hậu nóng bức như Việt Nam.

Đừng mua giày vì đẹp, hãy mua vì chúng phù hợp với mình.

Xem kĩ các trang web Việt

Không hiếm trường hợp đôi giày về tới nhà,  bạn mới phát hiện ra “Made in Việt Nam” bên trong, có nghĩa là nó đã đi được một vòng trái đất trước khi tìm về nhà. Xuất xứ của giày dép là thứ không dễ rạch ròi trên môi trường mạng, do đó nếu “chấm” đôi nào, bạn thử tra nhãn hiệu ở các trang web Việt Nam, biết đâu bạn sẽ tìm được và được thử trước khi quyết định mua.

Kim Ngân – PNO

Exit mobile version