ThậtGiả.com

Cách phân biệt băng vệ sinh thật – giả để tránh bị viêm nhiễm

Chuyện mua băng vệ sinh là một vấn đề tế nhị. Nhưng hôm nọ về quê, tớ phát hiện ra ở mấy vùng xa xôi, họ hay bán bvs “rởm”, tức là thương hiệu cũng na ná các thương hiệu nổi tiếng như Kotex, Diana, nhưng nhại lại tên, bao bì chỉ tương tự. Mà mấy người ở quê họ ít để ý mấy cái này, thế là dùng, tiền mất tật mang.

Nội dung chính

Có thể bạn sẽ thích

Hãy chú ý đến cả màu sắc và mùi có trên sản phẩm

Băng vệ sinh kém chất lượng thường có màu ngả vàng cùng mùi khét từ nhựa tổng hợp. Các bạn gái cũng nên dè chừng những sản phẩm có mùi thơm nhân tạo quá nồng nặc, bởi các hóa chất tạo mùi có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da.

Bạn cũng có thể thử chất lượng băng vệ sinh bằng một “thí nghiệm” đơn giản: Đổ một ít nước lên băng vệ sinh:

– Nếu thấm hút tốt, bề mặt băng khô và sạch thì đó là sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

– Nếu trên mặt băng vệ sinh xuất hiện những hạt li ti thì bạn cần dừng sử dụng sản phẩm ngay. Những hạt này là báo hiệu cho khả năng thấm hút kém cùng chất liệu bị pha trộn nhựa, phụ gia,… dễ làm da dị ứng.

Về chuyện bao bì

Lưu ý kĩ thương hiệu trên bao bì, có thể đó là hàng nhái mà bạn không biết

Bạn không nên sử dụng những loại băng vệ sinh không rõ nguồn gốc xuất xứ và được đóng gói thành từng túi ni lông lớn, trên túi không có nhãn mác cũng như thông tin sản phẩm. Đây là các loại băng vệ sinh được sản xuất “chui” tại những nhà máy tự phát, không có giấy phép của Bộ Y tế và cũng không đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe.

Làm cách nào để Phân biệt Kotex thật và giả

Trong khi gói BVS Kotex Style thật (bên phải) có màu sắc bao bì tươi tắn thì sản phẩm giả có màu cáu bẩn, kém tươi

Kotex Style giả có miếng gói sản phẩm màu trắng còn Kotex Style thật có miếng gói băng màu xanh

Băng thật có lõi thấm hút màu xanh và không chứa tên thương hiệu khác. Trong khi đó, băng giả không có lõi thấm hút và để tên Bạch Tuyết trên miếng keo dán phần cánh

Sử dụng BVS giả có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc vô sinh

Phân biệt Diana thật và giả

Các mẹ để ý thấy màu của BVS thật sẽ nhạt hơn nhưng hình ảnh sắc nét, còn vỏ bvs giả thì mầu đỏ hơi đậm hơn, hình ảnh hơi lòe loẹt

Toàn cảnh BVS dỏm – mọi người chú ý kĩ nhé

Bvs dởm : giá 10.000 ( sx 2011/ hsd : 2015)

Bvs Thật : giá 12.000 (sx: 2012/hsd: 2016)

Mở miếng BVS ra, Các mẹ có thể thấy miếng BVS thật được cắt tinh xảo , đầu tròn hình hơi oval, còn BVS giả thì đầu tròn dẹt, hơi vuông.

Tớ tổng hợp từ nhiều nguồn. Mẹ nào có thêm kinh nghiệm, ý kiến gì thì đóng góp với tớ nhé.

Exit mobile version