ThậtGiả.com

Cách phân biệt thịt lợn rừng Thật- Giả

Hiện nay, trên thị trường lợn rừng được coi là mặt hàng thực phẩm quý hiếm và được rất nhiều người tiêu dùng tìm mua. Nhu cầu cao càng khiến giá thịt lợn rừng tăng chóng mặt. Chính vì thế mà các cơ sở thịt lợn rừng đã mạo danh sản xuất. Để tránh mua phải thịt lợn rừng Giả sau đây là một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn rừng Thật- Giả

Dấu hiệu nhận biết thịt lợn rừng chuẩn

Đặc điểm bên ngoài: Lợn rừng chuẩn có da và lớp lông rất dày, mõm dài cứng để đào đất tìm kiếm thức ăn. Ngoài ra chúng còn có cặp nanh hàm dưới rất dài, chìa ra khỏi mồm và hơi cong. Bên cạnh đó, lợn rừng có tai nhọn bé, các lỗ chân lông khá sát nhau, hốc mắt to, chân thon hơn so với khửu gối, đầu móng guốc thon và nhọn.

Xăm phù phép lợn nhà thành lợn rừng

Đặc điểm lớp da và thịt: Thit lợn rừng có da khá dày và cứng. Lớp thịt nạc gần như dính liền vào với da vì lớp mỡ ở giữa rất ít hoặc không có. Da lợn rừng chuẩn thì sần sùi, không bóng và trơn láng như da của lợn nhà nuôi hoặc lợn lai.

Hương vị của thịt lợn rừng: Thịt lợn rừng dù chế biến thế nào thì thịt vẫn giữ được vị ngọt đậm đà đặc trưng, không ra nhiều nước, săn hơn hẳn so với các thịt lợn lai, tự nuôi khác.

– Màu sắc, lông :  da lợn rừng có màu sắc xám đen nhạt, không có màu hồng như thịt lợn nuôi lấy thịt và trước khi chế biến có mùi hôi đặc trưng. Đặc trưng là bì dày nhưng giòn, không nhão, lớp mỡ ít hoặc hầu như không có. Một số cơ sở sản xuất lợn rừng tinh vi, lựa chọn loại lợn rừng nái khoang đen nhằm làm giả giống lợn rừng lai. Để có thể có bữa ăn đặc trưng đúng vị, người tiêu dùng nên lựa chọn giống lợn rừng thuần chủng.

Miếng thịt lợn rừng đúng chuẩn

Bì lợn rừng dày và khô, phải cho vào chế biến trong vòng 15 – 25 phút thì thịt mới giòn và ăn được. Còn thịt lợn lai, lợn nuôi nhà thường có nhiều mỡ, thịt mềm và bì mềm, không giòn như thịt lợn rừng.
Ngoài ra để nhận biết thịt lợn rừng chuẩn, người nội trợ nên kiểm tra bằng cách bứt thử lỗ chân lông ở trên bì lợn xem ba lông ấy là thật hay giả. Vì lợn rừng thật thường có ba sợi lông chụm vào một chỗ, một số cơ sở thường làm giả thịt lợn rừng bằng cách bắn thêm lông vào.

Đặc biệt để tránh mua phải thịt lợn rừng giả, người tiêu dùng nên chọn mua lợn rừng tại những cơ sở uy tín, đáng tin cậy, có giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh… Không nên mua ở những địa điểm không rõ nguồn gốc, xuất xứ của thịt lợn.

xem thêm: 

 

Exit mobile version