Người miền Bắc có một loại quả rất đặc trưng – quả mít, trong khi miền Nam lại có quả sầu riêng làm quả đặc trưng cho vùng miền. Nhưng hiện nay, nhiều người cho rằng nếu không phải mít nhà mình trồng hay mít nhà người thân họ hàng trồng đem biếu thì chắc họ không dám ăn dù chỉ một miếng. Trên khắp các phố Hà Nội những hàng mít bán dọc vỉa hè, mùi mít chín không được tự nhiên. Nhiều câu hỏi đặt ra vậy đâu mới là mít chín thật và đâu là mít chín dối. Tất cả các câu hỏi người người dân đều có căn cứ khi báo chí và tivi đã phát hiện ra rất nhiều cơ sở làm giả mít chín bằng cách ngâm và tiêm thuốc kích thích cho mít chín nhanh. Mỗi vỉ thuốc chỉ đáng giá 1000 đồng. Thật quá nguy hiểm cho hiện trạng thực phẩm như hiện nay. Hãy cùng thật giả tìm hiểu cách phân biệt mít chín thật và mít chín do tiêm thuốc bạn nhé!
Có thể bạn nên biết:
Các thông tin về mặt hàng mít trên thị trường
Mít là một trong những loại quả được nhiều người ưa thích với màu sắc và hương vị hấp dẫn. Tuy vậy, mít cũng nằm trong top những thực phẩm thường bị chín ép siêu tốc nhờ ‘ngậm’ hóa chất độc hại, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hoang mang cho người tiêu dùng.
Hiện nay, thay vì những cách làm chín mít truyền thống như đóng cọc, phơi nắng, bôi vôi vào đầu cuống, ủ để chín tự nhiên trong nhiều ngày… người ta đã có cách làm mít chín siêu tốc chỉ sau 1 ngày đó là bơm hóa chất trực tiếp vào những trái mít non.
Một phóng sự được đưa tin trên truyền hình cho hay một cơ sở làm mít nhập số lượng lớn mít non về và dùng thuốc kích thích để múi mít chín vàng ươm. Sau đó, một ít sẽ được chuyển ra Bắc tiêu thụ với số lượng lớn còn lại những quả mít non chín ép khác sẽ được xé nhỏ để làm mít sấy khô. Mít sấy khô là các sản phẩm được bày bán trong siêu thị và các đại lý. Hãy cẩn trọng cả với những sản phẩm mít sấy khô như vậy nhé!
Người Việt Nam chỉ vì đồng tiền mà nhẫn tâm tiêm và ép người dân mình dùng những sản phẩm độc hại. Trung Quốc là nước khá xảo quyệt, họ không trực tiếp đầu độc dân ra mà gián tiếp làm việc đó. Những hóa chất để kích thích mít chín ép thường có nguồn gốc từ Trung Quốc, được các thương lái tiêm, bơm vào những trái mít còn xanh, non hoặc bôi hóa chất vào đầu cuống để mít chín nhanh hơn, màu đẹp, tiết kiệm thời gian và công sức, có thể dễ dàng mang đi tiêu thụ ngay ngày hôm sau.
Một loại thuốc, Trung Quốc đặt tên là Ethaphon, là loại thuốc thường được dùng để làm chín ép mít và các loại trái cây khác. Theo các nhà nghiên cứu, ethaphon có thể gây kích ứng mắt, tổn thương trực tiếp trên da, làm da sưng tấy, mẩn đỏ. Khi bị ngộ độc loại hóa chất này có thể khiến nạn nhân cảm thấy khó nuốt, ói mửa, cháy rát da, thậm chí là hỏng mắt vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhận biết mít chín tự nhiên và mít chín ép
Về màu sắc mít: Màu sắc mít chín ép cũng nhờ nhờ chứ k đậm như chín thật. Mít chín cây có màu vàng đậm, bóng, ngon.
Về mủ của quả mít: Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Trong khi đó mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.
Về mùi thơm: Mít chín cây nếu chín kỹ thì ngọt và múi mít có màu mật nữa, thơm lạ lùng
Mít tiêm thuốc thì không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí là không có mùi gì.
Về múi mít: Mít chín cây tự nhiên thì múi mít dầy, mùi thơm nức, nhiều nhựa, xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Mít chín ép thì hoàn toàn ngược lại, múi vẫn vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.
Gai và mắt mít: Quả mít chín tự nhiên thì thân thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Trong khi đó quả mít chín ép có gai nhọn, rất cứng và dày.
Như vậy, với những thông tin như trên, hy vọng rằng bạn sẽ biết được cách chọn thực phẩm một cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bạn và gia đình. Chúc các bạn trở thành nhà thông thái trong việc tiêu dùng.