Thói quen hâm nóng cơm nguội bằng cách hấp hay rang đều là thói quen của rất nhiều người Việt, nhưng thói quen này cực kì nguy hiểm đây chính là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Theo Thác sĩ – Bác sĩ Trần Quốc Hùng – Giảng viên tại Hà Nội trong cơm nguội có chứa vi khuẩn bacillus cereus có sẵn trong gạo bị nhiễm từ đất, quá trình nấu cơm qua nhiệt vẫn không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này mà chúng lại phát triển thành một dạng bào tử khác để thích nghi) sẽ sản sinh ra một loại độc tố rất có hại cho đường ruột.
Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài. Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong.
Hấp cơm là thói quen của rất nhiều người Việt.
Cơm nguội dù về cảm quan không hề có dấu hiệu biến chất, đã được rang hoặc hâm nóng vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm bởi như đã nói ở trên,vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ăn ngay sau khi nấu.
Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.
Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Những cách hâm nóng cơm nguội an toàn và lại ngon như mới nấu:
Cơm nóng ăn không hết, còn thừa phải làm nguội nhanh, có thể để cả ruột nồi cơm vào nước lạnh để làm cơm giảm nhiệt rồi khi cơm dã nguội, bạn nên cất vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn
– Không nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản cơm quá 24 giờ, cũng không nên hâm nóng cơm quá 2 lần để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong cơm.
– Muốn hấp cơm dẻo thơm như cơm mới có thể dùng nồi cơm điện. Cho một chút nước vào nồi cơm điện rồi trút cơm vào nồi, bật nút nấu chỉ vài phút là cơm đã nóng trở lại như mới nấu.
– Cũng có thể hấp cơm bằng lò vi sóng, cho cơm nguội vào bát, lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bề mặt cơm hoặc úp một bát to đậy kín cơm rồi mới nhấn nút hoạt động lò. Cơm sẽ không bị khô mà vẫn đủ nóng.
Có nên ăn cơm nguội không?
Cơm nguội nếu chưa bị thiu thường được nhiều gia đình tái sử dụng để hấp hoặc rang cơm. Việc ăn cơm nguội có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Đa số nhiều người Việt có thói quen hâm nóng lại cơm nguội để ăn do tiết kiệm hay không muốn “phí” cơm. Cho dù điều này rất có lợi về mặt kinh tế, nhưng đối với dạ dày mà nói thì đây là một nguồn độc hại. Vì sao vậy?
Có nên ăn cơm nguội không?
Bacillus cereus là loại khuẩn có sẵn trong gạo bị nhiễm từ đất, quá trình nấu cơm qua nhiệt vẫn không thể tiêu diệt loại vi khuẩn này mà chúng lại phát triển thành một dạng bào tử khác để thích nghi. Bào tử sẽ không kịp phát triển nếu ăn cơm nóng ngay sau khi nấu.
Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 600C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Do đó, thường xuyên ăn cơm nguội hâm nóng lại sẽ dễ dẫn đến khó tiêu hóa, lâu dài dễ gây ung thư dạ dày.
Thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều.Với thời gian từ 6 tiếng trở lên, các vi khuẩn có trong cơm sẽ sản sinh ra một loại độc tố rất có hại cho đường ruột. Nếu ăn cơm nguội thừa chứa bacillus cereus sẽ xuất hiện các hội chứng ngộ độc như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài.
Những người có thể trạng yếu như người cao tuổi, trẻ em khi mắc các triệu chứng trên có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác, và thậm chí có thể gây tử vong. Dó đó, tốt nhất chúng ta không nên ăn cơm nguội.
Cách bảo quản và sử dụng cơm nguội an toàn trước khi sử dụng
– Cho cơm vào tủ lạnh: Sau khi ăn cơm xong, bạn hãy cho phần cơm còn lại vào hộp kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Đến bữa sau chỉ việc lấy ra hấp lại là được. Tuyệt đối không được cho cơm nóng vào tủ lạnh để bảo quản mà phải làm nguội cơm nhanh bằng cách dùng quạt hoặc ngâm nồi cơm vào nước lạnh rồi cho vào hộp đậy nắp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
– Để chỗ thoáng mát: Muốn để cơm lại cho bữa sau, bạn lưu ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm. Sau đó để cơm chỗ thoáng mát, đậy lại bằng rổ thưa. Không đậy kín trong hộp hoặc để nguyên trong nồi nếu không cơm rất nhanh thiu vì bị hấp hơi nước.
– Cơm để bên ngoài quá 5 giờ và để trong tủ lạnh quá 24 giờ thì không nên sử dụng.
– Không chế biến (hâm, rang…) lại cơm nguội quá 2 lần để đảm bảo dinh dưỡng và không bị hồ hóa tinh bột.
Bảo quản và chế biến cơm nguội đúng cách
Thời tiết giao mùa, nồm ẩm kéo dài khiến nhiều người chán ăn. Ngoài các loại thức ăn mặn thì cơm cũng thường được để lại dùng cho bữa sau nhằm tiết kiệm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bảo quản và chế biến cơm nguội đúng cách.
Theo các chuyên gia, quá trình biến chất của thực phẩm hay cơm nguội diễn ra rất nhanh. Nếu sử dụng cơm nguội đã biến chất sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Do đó bảo quản và chế biến lại cơm nguội là điều rất quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết trên VTC news: “Dù cơm thiu đã đem đun nóng lại hoặc rang thì những độc tố vẫn còn trong cơm thì vẫn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm”. Trong thời tiết giao mùa, sức đề kháng của cơ thể thấp, thì càng dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Từ 6 tiếng trở lên, vi khuẩn trong hạt cơm sẽ sản sinh ra một loại độc tố đường ruột. Nếu ăn cơm nguội thừa có chưa vi khuẩn này sẽ bị các triệu chứng ngộ độc như đau đầu, buồn nôn, đi ngoài…
Các bà nội trợ cần chú ý những chi tiết nhỏ nhất trong bảo quản và chế biến lại cơm nguội. Nên để cơm trong hộp nhựa, sau đó đậy kín nắp và để vào trong tủ lạnh để tránh mùi trong tủ và vi khuẩn bên ngoài cũng không xâm nhập được. Tuy nhiên cách tốt nhất là ăn đến đâu nấu đến đấy.
Cách hấp cơm nguội dẻo thơm như cơm nóng
Hấp cơm nguội bằng nồi cơm điện
– Cho ít nước vào nồi cơm điện, cơm nguôi cho vào tô rồi bỏ vào nòi
– Bật nút nấu và chỉ vài phút là cơm nóng mà còn như mới nấu.
Hấp cơm nguội bằng lò vi sóng
– Cho cơm nguội vào bát
– Lấy màng bọc thực phẩm bọc kín bát cơm lại hoặc úp một cái đĩa lên trên bát đựng cơm
– Cho vào lò vi sóng quay, cơm rất ngon và không bị khô.
Hấp cùng cơm mới
– Đợi sau khi nồi cơm mới cạn, dùng muôi khoét một chút cơm mới vừa bằng chỗ, cứ thể để nhỏ lửa.
– Nếu dùng nồi cơm điện thì bật lại nút nấu. Khi nào hơi bốc lên là có cơm nguội vừa ngon vừa nóng.
Cầu kỳ hơn khi chế biến cơm nguội, bạn có thể chế biến cơm nguội thành món cơm rang dưa bò.
Ths. BS. Trần Quốc Hùng, Giảng viên trường Cao đẳng Y tế HN khuyến cáo: “Thức ăn thừa không nên để qua đêm. Do thời gian để đồ ăn thừa càng lâu, vi khuẩn càng dễ lên men, tác động vào đồ ăn.
Nhiều người cho rằng để thức ăn vào tủ lạnh là an toàn, đảm bảo vệ sinh nhất tuy nhiên trong nhiệt độ từ 4-6 độ thì mầm bệnh vẫn phát triển. Tốt nhất là bỏ đồ ăn thừa hoặc sử dụng lại khi chưa quá 5 tiếng. Nếu ăn thấy khó chịu nên đến bệnh viện kiểm tra, không nên tự xử lý”.
Tổng hợp từ Phunutoday, Người Đưa Tin và Giáo Dục Việt Nam