Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Như chúng ta đã biết, người dân ngày càng mất lòng tin với những thực phẩm được bày bán trên khắp các chợ, siêu thị. Cũng chỉ vì đồng tiền mà người dân đã tự đầu độc dân mình bằng những loại thuốc cực kỳ độc hại gây ra nhiều căn bệnh khó lường và đặc biệt là căn bệnh ung thư – Căn bệnh thế kỷ mới. Thatgia.com đã sưu tầm và chỉ ra những cách thức giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được hoa quả chín ngay khi mua hàng.

Chất làm chín trái cây Ethephon an toàn với sức khỏe con người” là khẳng định của các nhà khoa học tại buổi Tọa đàm Đánh giá đúng chất làm chín trái cây Ethephon và vấn đề công nghệ sinh học đối với ngành nông sản chế biến.

Cách phân biệt các loại hoa quả chín cây và ngâm hóa chất

Quả nhãn

Nhãn sử dụng hóa chất sẽ có lớp vỏ bóng loáng, vị hắc, nồng, dễ bị thối nếu để qua ngày. Về phần chín cây nhãn sẽ có lớp vỏ sần sùi tự nhiên, vị thơm đặc trưng, ngọt dịu.

Quả hồng xiêm

Hồng xiêm chín tự nhiên sẽ có các vân màu xanh nổi lên trên lớp vỏ. Còn nếu chín bằng hóa chất chúng sẽ có màu vàng óng toàn bộ với vỏ bên ngào trông rất đẹp mắt.

Quả mít

Sự khác nhau giữa mít chín cây và mít chín ép

Sự khác nhau giữa mít chín cây và mít chín ép

Theo thống kê thì mít là loại hoa quả được “ngâm” hóa chất nhiều nhất trên thị trường hiện nay.

Nếu bắt gặp 1 quả mít chín mùi thơm nức nhưng gai còn nhọn, dày đặc, múi mít nhỏ, không có nhựa, phần bên trong cuống mít bị thâm, nhũn thì đây là mít bị ngậm hóa chất.

Còn mít chín cây sẽ có gai nở rộng, chủ yếu màu vàng nâu, thơm đặc trưng, và đặc biệt là khi bổ ra chúng sẽ có rất nhiều nhựa, chín đều từ đầu đến cuối quả mít.

Quả sầu riêng

Nếu cuống quả héo, vết cắt đã lâu, gai bầm dập, màu sạm là vì quả cắt khi còn non được vận chuyển nhiều nơi và ngâm hóa chất để chín.

Sầu riêng chín cây sẽ có cuống tươi, gai nở rộng màu vàng xám, mùi thơm lừng đặc trưng.

Quả bòn bon

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Đây cũng là loại quả rất được ưu thích trên thị trường vì vị ngọt dịu mát của nó. Qủa chín cây sẽ có vị ngọt thanh, ruột trong, hạt đen, không có mủ, cuống còn tươi và dưới đít quả có các dấu châm kim li ti.

Bòn bon bị kích thuốc sẽ có màu váng óng đẹp, không có vết châm kim trên vỏ, thịt quả đục, hạt to màu hồng, bóc ra có rất nhiều mủ dính ở tay, cuống héo.

Cam, quýt

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Cam, quý chín cây sẽ sẽ có lớp vỏ căng bóng, các nốt tinh dầu nở to, cuống tươi, vỏ chín từng mảng từ trên xuống, ít khi đều màu.

Cam, quýt dùng thuốc sẽ có màu vàng đều trên quả, màu nhạt, cuống héo, các nốt tinh dầu bé.

Xoài

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Da căng, cuống tươi, chín từng mảng từ trên xuống dưới đuôi quả, chín kỹ hơn lớp da bên ngoài sẽ có màu vàng đậm, thịt mềm.

Xoài chín bằng hóa chất màu vàng đều, đẹp mắt, cuống héo, chín không đều, dễ bị sượng, xen kẽ các sọc xanh hoặc đen.

Chôm chôm

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Chôm chôm chín bằng thuốc rất nhanh héo, râu nhàu nhĩ, quả thối rất nhanh chỉ trong vòng vài tiếng hay 1 ngày khi để qua đêm.

Chôm chôm chín tự nhiên vỏ tươi rói, rau quả tươi xanh, cứng cáp, để vài ngày vẫn chưa héo.

Măng cụt

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Bị thúc ép bằng thuốc cuống sẽ thâm đen, ăn thấy vị chua, hay bị sượng. Măng cụt chín cây sẽ có cuống rất tươi, chín từng mảng từ đầu cuống đít quả, ăn có vị ngọt đặc trưng.

Thanh long

Vỏ mỏng, căng tròn, màu tươi đẹp, gai trên quả thưa, ruột thơm, ngọt.

Thanh long chín do thuốc kích thích có màu đỏ nhạt, gai trên quả héo, vỏ dày, quả thường nhỏ, ăn vị rất nhạt.

Đu đủ

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Quả dài, cầm nặng tay, đít nở rộng, chín đều, cuống dính nhựa, phần đít nở rộng gần như là bằng lì vị ngọt, thơm, ít hạt, vỏ mỏng, thịt dày và mềm dễ dàng ăn được bằng thìa là đu đủ chín tự nhiên.

Nếu là đu đủ chín bằng hóa chất màu vàng óng đều, vỏ trơn, nhẹ tay, vỏ cứng không có độ lún, gọt vỏ vẫn có nhiều nhựa, đít còn nhọn, hạt màu nhạt, thịt mỏng, ăn thấy sượng vị ngọt rất nhẹ.

Chuối

Cách nhận biết hoa quả bị chín ép do chất kích thích độc hại

Chuối chín tự nhiên sẽ có lớp da căng tròn, vỏ mỏng màu vàng đậm, phần đít cuống căng, vị thơm ngọt tự nhiên, bóp nhẹ thấy độ mềm quả ruột.

Chuối chín bằng thuốc có màu vàng đều đẹp mắt, nắn vào thấy cứng sượng, ăn thấy vị hắc.

Như vậy, loại hoa quả nào cũng có thể ngâm thuốc để chín nhanh được. Người tiêu dùng không nhận diện tốt sẽ bị mua phải những loại hoa quả không tốt. Hãy trở thành nhà tiêu dùng thông thái bằng cách áp dụng những cách thức mà chúng tôi đưa ra bạn nhé!


“Chất làm chín trái cây Ethephon an toàn với sức khỏe con người”

“Chất làm chín trái cây Ethephon an toàn với sức khỏe con người,” là khẳng định của các nhà khoa học tại buổi Tọa đàm Đánh giá đúng chất làm chín trái cây Ethephon và vấn đề công nghệ sinh học đối với ngành nông sản chế biến, do Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/12.

 Ảnh minh họa.

Xuất khẩu giảm vì tin đồn

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp trang trại nông thôn Việt Nam, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin nhiều nông dân và thương lái buôn bán hoa quả ở miền Đông Nam bộ, Đắk Lắc sử dụng một loại hóa chất có tên là Ethephon để thúc chín các loại hoa quả như chuối, mít, đu đủ, sầu riêng… và cho rằng chất này chỉ được dùng để kích thích mủ cây cao su, có độc với sức khỏe con người.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đây là thông tin hoàn toàn sai lầm, ảnh hưởng lớn đến uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Dưới góc độ của một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vinamit chia sẻ rõ hơn những ảnh hưởng của tác động này đến tình hình chế biến, xuất khẩu nông sản Việt Nam trong thời gian gần đây.

Theo ông Viên, trong năm 2012-2013, tình hình xuất khẩu nông sản chế biến của Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, đã có nhiều cảnh báo về tình trạng nhúng trái cây trong hoá chất, gây ung thư và kết quả của tình trạng này là ngay từ đầu năm 2015 tình hình xuất khẩu từ gạo, khoai lang, các loại trái cây đến nông sản đều sụt giảm; giá khoai lang, khoai môn đang ở mức giá 20.000-30.000 đồng/kg đã giảm còn 4.000-5.000 đồng/kg.

Trước thông tin này, nhiều thị trường nhập khẩu đã bắt đầu dè dặt, đánh giá chất lượng nông sản Việt có chất lượng kém chỉ sau Trung Quốc. Người tiêu dùng kể cả thị trường châu Á, Bắc Mỹ dè dặt hơn khi đặt hàng sản phẩm của Việt Nam.

Nếu xuất khẩu trực tiếp vào Bắc Mỹ, các doanh nghiệp nhập khẩu của nước này phải mua bảo hiểm cho người tiêu dùng lên đến 50%. Trong khi sản phẩm Thái Lan, Đài Loan và một số nước khác trong khu vực chỉ mua trong bảo hiểm từ 5-15%.

“Điều này doanh nghiệp xuất khẩu tìm đường lách qua khi phải bán qua thị trường khác như Đài Loan, Thái Lan hoặc bị ép phải bán với mức giá rẻ. Ngay cả Vinamit cũng được các nhà phân phối Hoa Kỳ, khuyến cáo nên bán tốt nhất hàng qua nước khác rồi hãy bán hàng cho họ để người tiêu dùng nước họ cảm thấy yên tâm hơn,” ông Viên nói.

Hiểu đúng về chất làm chín Ethephon

Trong thời gian qua, hình ảnh nhiều loại nông sản được nhúng vào nước được cho là hoá chất và chữ “nhúng” đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo khẳng định giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Sinh học Nông nghiệp, từ lâu các nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi Ethephon trong ngành trồng trọt cả trong và sau thu hoạch để kích thích sự chín đều và đồng loạt của các loại quả, tạo điều kiện cho công nghệ sau thu hoạch.

Cách đây 20 năm, Nhà nước cũng đã cho tiến hành dự án “Chuyển giao sản xuất thử nghiệm và ứng dụng chế phẩm Ethephon từ Cộng hòa Liên bang Nga vào Việt Nam.”

Tiến sỹ khoa học Trần Hạnh Phúc, Viện sinh học nhiệt đới, chủ nhiệm dự án cấp Nhà nước “Sản xuất thử nghiệm Ethephon” cũng khẳng định, tất cả những sản phẩm trái vụ, dài vụ hiện nay đều do Ethephon mang lại. Kết quả xuất khẩu các loại trái cây như xoài, mít… cũng là nhờ có Ethephon. Ethephon cũng được sử dụng trong ngành chế biến của tất cả các nước và đã mang lại giá trị lớn cho nền công nghiệp hàng hóa.

Ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, việc phát triển nông nghiệp hiện đại không thể thiếu những ứng dụng của công nghệ sinh học. Trong ngành chế biến nông sản, không ai có thể chờ từng trái cây chín rồi mới đưa vào sản xuất, nhất là các loại trái rất khó chín đều như mít, sầu riêng, chuối.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới cũng khẳng định, Ethephon không gây độc hại nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng giai đoạn, sử dụng sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Theo đó, không nên dùng Ethephon ép chín trái cây quá nhanh. Cụ thể, thay vì ép chín trong 1 ngày, nông dân nên sử dụng liều lượng cho quá trình chín trong 3-4 ngày. Đồng thời, chế phẩm này cũng có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa sạch, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm.

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Phong, Viện cây ăn quả miền Nam, nguyên nhân chất Ethephon bị hiểu sai là do hóa chất trôi nổi nhập lậu từ Trung Quốc với nhãn mác tự dán cũng ghi chất thúc chín trái cây.

Mặt khác, một số doanh nghiệp kinh doanh không lành mạnh, không ghi đúng chức năng phù hợp của chất Ethephon, họ trộn với nhiều loại hóa chất khác quảng cáo có thể dùng trong nhiều mục đích từ phân bón, đến giấm chín trái cây… với mục đích chỉ để bán được sản phẩm của mình.

Do đó, tiến sỹ Nguyễn Văn Phong đề nghị cơ quan chức năng cần quản lý chặt các sản phẩm cho chứa chất Ethephon trong các hóa chất sinh học dùng trong nông nghiệp.

Theo VietnamPlus

 

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound