Không những nhìn giống mà nhiều bạn cũng khó cảm nhận được mùi vị khác biệt của hạt đác cùng hạt thốt nốt, dẫn đến sự nhầm lẫn tai hại khi mua hàng và có thể bị trộn lẫn nhau mà không hề biết. Hôm nay Thật Giả xin chia sẻ vài kinh nghiệm thú vị để các bạn có thể dễ dàng phân biệt hạt đác và hạt thốt nốt nha!
Nội dung chính
Nguồn gốc trái Dừa nước, quả Thốt nốt và quả Đác
Trái Dừa nước và hạt Dừa nước
Dừa nước hay còn gọi dừa lá, là loài duy nhất trong họ Cau (Arecaceae) sinh sống trong đầm lầy. Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng.
Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Rất phổ thông ở những vùng Nam Bộ Việt Nam và nhiều địa phương của các nước lân cận.
Quả Thốt Nốt và hạt Thốt Nốt
Thốt nốt là loài thực vật họ cau được trồng nhiều ở các tỉnh Đông & Tây Nam Bộ giáp Campuchia từ Tây Ninh tới Kiên Giang. Dọc theo những tuyến đường về vùng biên giới giáp ranh Campuchia, trái thốt nốt được bày bán ven đường rất hút khách du lịch.Trái thốt nốt to bằng trái dừa xiêm, mỗi trái có khoảng 4 múi, và khi chặt ra thì bên trong múi đó mới có từng hạt rời, mỗi hạt sẽ có một 1 lớp bọc ngoài, gọt lớp áo này ra thì mới có được các hạt cơm thốt nốt trắng trong. Trong múi thốt nốt có nước vị như nước dừa nhưng mùi vị lại đặc biệt và rất riêng.
Để lấy được nước thốt nốt, mỗi ngày chủ nhân phải trèo lên ngọn cây bằng chiếc thang tre mỏng manh rất nguy hiểm. Trái thốt nốt non có màu xanh, mọc thành buồng (miền Nam gọi là quày), trái to bằng nắm tay, mỗi buồng có đến vài chục quả. Trái già ngả sang màu nâu cánh gián bóng nhẵn. Hạt thốt nốt mua về làm bánh bò, bánh lá, rau câu…thậm chí là cả rượu thốt nốt.
Hạt Đác và Quả Đác
Cây hạt đác chỉ mọc trong các khu rừng miền Trung, đặc biệt xuất hiện nhiều ở Nha Trang nhưng ít người biết đến. Quả cây hạt đác giống quả dừa non nhưng chỉ nhỏ bằng cái nắm tay, mọc thành những buồng lớn. Nhưng để lấy được hạt đác mang về nhà thì rất khó khăn, người ta vào tận trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc cây rồi mới mang được những buồng hạt đác về. Lại còn vì quả cây hạt đác nhiều nhựa lại gây ngứa nên khi mang được về rồi, người ta phải chất thành những đống lớn, đem đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hạt
Hạt đác là một loại hạt được tìm thấy ở sâu trong những cánh rừng bạt ngàn – nơi mà thiên nhiên ngày đêm chuyển mình, mưa gió thuận hòa đã mang đến cho hạt đác những gì tinh túy nhất từ thiên nhiên: sạch và dinh dưỡng (ít chất béo và calo nhưng lại giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác).
Người ta thường nhầm lẫn hạt đác với quả dừa non, nhưng hạt đác chỉ nhỏ bằng nắm tay, mọc thành những buồng lớn. Quá trình trẩy quả hột đác và cho ra thành phẩm không đơn giản. Để hái được quả hột đác, người ta phải vào tận trong rừng, chặt cả cây, canh rắn rết quanh gốc cây rồi mới mang được những buồng hột đác về. Chưa hết, hột đác nhiều nhựa lại gây ngứa nên khi mang được những buồng hột đác về rồi, người ta phải chất thành những đống lớn, đem đốt cháy vỏ ngoài rồi mới ép lấy hột đác. Hột đác bên trong trắng tự nhiên, da trơn láng, ăn giòn sần sật, béo và bùi.
Phân biệt hạt Dừa nước, hạt Thốt Nốt và hạt Đác
Nhiều bà nội trợ hiện nay vẫn còn hay nhầm lẫn khi mua hạt đác và hạt thốt nốt. Nhưng nếu xem xét kỹ lại thì bạn sẽ thấy sự khác nhau đặc trưng của hai loại hạt này.
Phân biệt bằng mùi
Mùi của hạt thốt nốt đặc trưng hơn cả mùi của hạt đác, hạt đác thì không có mùi gì hết.
Phân biệt bề ngoài
Nhìn bề ngoài thì 2 loại hạt này có màu nhạt như nhau nhưng hạt thốt nốt thì to hơn hạt đác, những hạt thốt nốt có màu trắng trong còn hạt đác có màu trắng đục mịn.
Phân biệt bằng vị
Thốt nốt thì gần giống như dừa nước, ăn dẻo mềm hơn, cắn vô ở giữa hơi rỗng ruột và còn chứa nước, ruột thốt nốt trắng nõn nhưng không ngọt lắm nên được dùng chung với ly đá có nước thốt nốt lấy từ cuống hoa của loài cây này.
Còn cùi thịt hạt đác dày, dẻo cứng và đặc ruột và chúng có hình bầu dục nhưng khi nhai thì rất giòn dai, phải chế biến rim đường thì mới dùng được.
Công dụng của hạt Dừa Nước, hạt Thốt Nốt và hạt Đác
Công dụng của hạt Dừa nước
Cơm (thịt) dừa non dùng làm nước giải khát các món thạch, chè, kem…Đặc biệt, dịch nhựa lấy từ cuống hoa, buồng quả dừa nước có thể sản xuất đường, nước màu, giấm, nước giải khát, rượu, bia.
– Lá dừa non dùng để gói bánh; một số nước Đông Nam Á còn sản xuất giấy cuốn thuốc lá. Lá trưởng thành dùng để lợp, làm vách ngăn nhà, hay để đan giỏ xách tay, làm mũ đội, bột giấy, chất đốt.
– Rễ và chồi non được chế thành thuốc chữa vết thương, mụn nhọt. Ngoài ra, chồi non còn được chế biến thành thức ăn cho tôm hùm đất,…
– Dịch nhựa cây dừa nước có thể sản xuất được nhiên liệu sinh học, thân thiên với môi trường.
Công dụng của hạt Thốt Nốt
Dịch & cùi quả dùng chế biến thành nhiều món ăn & thức uống ngon miệng. Sản xuất đường, lên men làm rượu, thạch thốt nốt, các loại bánh/chè từ quả & đường thốt nốt
– Thốt nốt với vị ngọt dịu, ngon sần sật, thanh mát là vị thuốc quý giải khát và chữa bệnh quen thuộc của người dân Đông-Tây Nam Bộ.
Công dụng của Hạt Đác
Hạt đác được ăn kèm chè, sữa chua, nước trái cây, hoa quả dầm, sinh tố. Giúp giữ dáng; Ngăn ngừa loãng xương; Điều trị viêm khớp; Điều hòa huyết áp; Tốt cho tim mạch; Hỗ trợ tiêu hóa & Cung cấp năng lượng nhanh, giúp vận động viên hồi phục và tái tạo những mô bị tổn thương.
Giờ đây việc phân biệt Hạt Thốt Nốt – Hạt Dừa Nước và Hạt Đác có lẽ sẽ dễ dàng hơn cho chúng mình.
Mỗi vùng miền có 1 đặc sản riêng với những vị thuốc và công dụng khác nhau, hãy biết ơn & tôn trọng thiên nhiên Việt Nam vì đã mang đến ~ thức quà quý giá đa dạng để ưu đãi người dân Việt Nam các bạn nhé!!