Phân biệt pin sạc điện thoại, máy ảnh thật và giả

Pin điện thoạiThị trường Pin sạc điện thoại vô cùng phong phú làm cho người tiêu dùng không khỏi phân vân khi chọn PIN cho máy hay, điện thoại của mình. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn biết cách phân biệt các loại pin sạc thật và giả.

Pin sạc Ni-MH cỡ AA-AAA

Loại pin này hiện nay bị nhái khá nhiều, chủ yếu là Sony và Panasonic (vỉ đựng tiếng Anh, 25.000-30.000đ/cặp)

Toàn bộ hình minh họa sau đây đều của pin thật. Pin thật, trừ Panasonic, tất cả đều có chữ “HR” dập chìm trên đáy, và chỉ sử dụng một font như trong hình. Pin nhái chữ dập rất sâu, chữ to hơn, font khác.

Đáy của pin thật

Trên đỉnh của pin thật, đều có lỗ thông hơi nhỏ.

Đỉnh của pin thật

Bên cạnh thân có dập chìm series và ngày sản xuất.

Thân của pin thật

Pin máy ảnh số(DSLR) Nikon

Một loại pin cũng bị nhái rất siêu là pin Nikon EN-EL3e cho Nikon D200/D80.

Pin EN-EL3 của D70 ngày trước cũng bị nhái rất nhiều, thậm chí đã có trường hợp D70 bị nổ rách cả grip vì mấy cục pin nhái này (ClubSnap của Singapore nêu)

Tuy pin EN-EL3e này cũng có thêm chân giữa là chân nhận dạng giúp thân máy Nikon nhận biết chính xác dung lượng pin. Tuy nhiên pin nhái hiện nay cũng lừa được body Nikon luôn!

Pin nhái rất giống pin thật, màu sắc, độ nét tem in, độ nhám bề mặt v.v…

Tuy nhiên, những đặc điểm sau sẽ giúp bạn phân biệt:

Mặt dưới pin thật. Các con tem dán luôn ngay ngắn trong các khoang. Pin nhái in rất nét và giống, nhưng chắc dán tay nên thường xiêu vẹo.

Pin máy ảnh số Nikon

Mặt trên pin thật. Chữ in đậm nét, màu trắng đều, rất sắc nét và ngay tâm. Pin nhái chữ này thường nhạt và mực in không đều, chỗ đậm chỗ hơi nhạt.

Tem laser trên pin thật

Lô sản xuất

Tiếp điểm giữa trên pin thật

Rất tiếc, tôi không có một cục pin nhái để có thể chụp làm mẫu so sánh.

Tốt hơn cả, khi đi mua pin, các bạn hãy quan sát thật kỹ những chi tiết bên trên, và nên nhớ, pin chính hãng bao giờ cũng kèm hộp và rất nhiều giấy tờ chứng minh nguồn gốc, phiếu bảo hành…

Như đã nói, một thị trường đa dạng sẽ tạo nhiều điều kiện chọn lựa hơn cho khách hàng, đó chính là bạn, hãy đừng để sự chọn lựa đó rơi vào tay… người bán hàng.

Hy vọng với những kinh nghiệm nêu trên đây, phần nào sẽ giúp đỡ bạn mua được những món hàng đáng với số tiền mà bạn phải bỏ ra.

Tuy bài viết không thể nêu chi tiết kinh nghiệm cho từng sản phẩm, nhưng nguyên tắc chung bao giờ cũng vậy, hàng nhái sẽ không bao giờ có được sự sắc sảo của hàng thật, những chi tiết dù rất nhỏ cũng được chế tạo rất cẩn thận, đừng dễ tính bỏ qua bất kỳ điểm nào, bạn sẽ yên tâm là mua đúng hàng thật. Và cuối cùng, chớ bao giờ tin mình có thể mua được hàng thật ở cửa hàng nhỏ lẻ với giá chỉ bằng 1/4 hàng chính hãng.

(XHTT/Sức mạnh số)

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound