Cách nhận biết sữa Icreo hàng xịn và hàng giả

Có một số mẹ phản ánh về sữa Icreo có sữa rởm. Tôi xin nói rằng thực sự có sữa rởm, vì bây giờ không có gì mà người ta không làm giả để kiếm lời cho bản thân, nhưng việc đó gây hại cho biết bao nhiêu đứa trẻ không biết hoặc vô tình ăn phải sữa giả. Vì vậy, tôi xin chia sẻ kinh nghiệm phân biệt sửa giả cho các mẹ để các mẹ hiểu thêm và yên tâm hơn khi mua sữa cho con.

Trước hết tôi xin giải thích cho các mẹ sữa xịn là sữa như thế nào:

Sữa nguyên chất chỉ có ở các loài động vật có vú tiết ra để làm thức ăn nuôi con của chúng. Có hơn 4000 loài tiết sữa nuôi con nhưng sữa các loài không giống nhau. Sữa của mẹ nào thì cho con đó: sữa mẹ tốt cho bé, sữa bò tốt cho bê, … Con người dùng sữa bò để uống, tách béo ra làm thành sữa gầy, tách nước thành sữa bột để bảo quản lâu hơn. Cũng từ sữa nguyên chất, sữa bột, người ta còn chế biến ra nhiều loại sữa uống và sữa bột có mùi vị, cấu trúc và cảm quan khác nhau thường được gọi chung là sản phẩm sữa.

Các sản phẩm sữa trên thị trường thường có thành phần chính là sữa bột, được bổ sung các thành phần thực phẩm khác (là một trong những thành phần của sữa hoặc không phải sữa) tuỳ theo mục đích sử dụng. Chẳng hạn sữa Icreocho trẻ sơ sinh phải có thành phần dinh dưỡng giống với sữa mẹ; sữa cho người bệnh cần có năng lượng cao và đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, sữa cho bà mẹ … Một sữa tốt, ngoài thành phần dinh dưỡng phù hợp còn phải hợp khẩu vị người dùng và mang tính tiện dụng nữa.

Một sản phẩm được gọi là sữa thật khi có thành phần nguyên liệu chính là sữa, các thành phần nguyên liệu bổ sung, thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng, thời hạn bảo quản, đối tượng sử dụng và nơi sản xuất,… được công bố một cách rõ ràng, chính xác trên bao bì. Và đương nhiên được các cơ quan chức năng nhà nước công nhận.

Thế nào là sữa giả???

Đây là “hàng thật” 100%, có mùi vị và các công bố trên bao bì giống như sản phẩm sữa nhưng lại hoàn toàn không chứa sữa hoặc chỉ có một thành phần của sữa với hàm lượng nhỏ như đạm casein, đạm whey, bơ,….Hàng thật “giả sữa” được người tiêu dùng chấp nhận và pháp luật cho phép, được sản xuất bởi những công ty chính hiệu, và được công khai cho người dùng biết đó là thực phẩm “giả sữa”. Sản phẩm dạng này cũng giống như các sản phẩm giả thịt từ đạm thực vật như chả lụa chay, đùi gà chay….cho người ăn chay. Các sản phẩm giả sữa thường được làm từ đạm đậu nành, dầu thực vật, các loại đường không phải lactose,… nhưng có hương vị, cấu trúc, màu sắc,… và thậm chí thành phần dinh dưỡng giống y “đồ thật” nhưng nguồn gốc hay bản chất thì khác. Những người thích sữa nhưng bị dị ứng với một hay nhiều thành phần của sữa có thể thưởng thức hương vị sữa qua những sản phẩm này.

Và cách phân biệt sữa giả:

Loại “giả” này không được pháp luật cho phép, không được người tiêu dùng chấp nhận và bị xã hội lên án. Đó là sự giả mạo, giả dối, lừa gạt người tiêu dùng của một số nhà sản xuất để trục lợi. Là đồ “giả” mà nói là ..đồ thiệt, đồ thứ phẩm nói là đồ cao cấp.

Một trong những cách lừa người tiêu dùng phổ biến là nhái thương hiệu. Sản phẩm nhái có tên gần giống với tên của một sản phẩm sữa uy tín và đang bán chạy trên thị trường nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Để tránh mua nhầm thương hiệu, chúng ta nên đọc kỹ tên, nhãn hiệu và cả nơi sản xuất để chắc chắn là đã chọn đúng sản phẩm mình cần.

Loại sữa Icreo giả tinh vi hơn là “giả ruột”. Sữa bên trong được “độn” bằng các nguyên liệu rẻ tiền như bột váng sữa (bột whey), lactose,… hoặc sử dụng các nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nguyên liệu cận hay quá đát, nguyên liệu dùng trong công nghiệp hoặc chăn nuôi,… để tạo ra những sản phẩm kém chất lượng nhưng được bán với “giá thật”. Sữa giả ruột còn là những sản phẩm không được công bố đúng thành phần dinh dưỡng, nguyên liệu trên bao bì. Thành phần “bổ dưỡng” giá mắc chỉ có tí xíu hoặc thậm chí không bổ sung thì trên nhãn được công bố với hàm lượng cao. Ngược lại, thành phần nghe “có vẻ rẻ tiền” thì lờ đi, không công bố. Sữa giả về chất lượng còn là những loại sữa thiếu về trọng lượng, thiếu chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, không đạt về vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, quá trình bảo quản đáng phải huỷ hoặc xử lý lại nhưng vẫn được đưa ra thị trường như hàng chất lượng cao. Sữa có chất lượng giả rất khó nhận biết và thường có ưu thế cạnh tranh về giá thành. Sữa “giả ruột” rất khó phát hiện khi nhìn bề ngoài. Do vậy, tốt nhất là nên mua những sản phẩm của các nhà sản xuất nghiêm túc và có uy tín.

Cách nhận biết sữa Icreo hàng xịn và hàng giả

Khác với sữa Icreo giả ruột, sữa giả “nhà sản xuất” không thể truy tìm được nguồn gốc sản phẩm. Một số người thiếu đạo đức kinh doanh đã đóng gói “ruột khác” vào bao bì của sản phẩm sữa nào đó đang bán chạy, như kiểu bột ngọt Ajinomoto bị làm giả. Người tiêu dùng khi thấy chất lượng sản phẩm mình vẫn sử dụng không ổn định, báo cho nhà sản xuất thì cả hai mới vỡ lẽ mình là nạn nhân. Thường thì những sản phẩm này có bao bì mà hình ảnh không rõ nét, câu từ thiếu chính xác, nhiều lỗi chính tả do sao chép không đúng hoặc sao chép hình ảnh từ bao bì thật. Bạn hãy cẩn thận xem kỹ cách in ấn trên bao bì để đề phòng hàng giả. Bạn cũng nên mua sữa cho gia đình tại những nơi có uy tín như siêu thị, của hàng đại lý chính hãng tránh mua sữa tại các nơi có nghi ngờ có khả năng bán sữa giả.

Hạn sử dụng là một trong những yếu tố thường bị làm giả. Sữa có hạn sử dụng giả thường là hàng đã cận hoặc quá đát được nâng cấp bằng cách tẩy xóa sửa chữa; hạn sử dụng được cố tình kéo dài làm giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm. Kiểm tra hạn sử dụng không chỉ giúp ta chọn được các sản phẩm mới, mà còn giúp phát hiện sữa làm hạn sử dụng giả.

Để tránh chọn nhầm hàng giả, bạn cần kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm xem các hình ảnh và thông tin có đầy đủ, sắc nét, rõ ràng và chính xác không. Hạn sử dụng có bị tẩy xóa, in chồng lên nhau không; sản phẩm có được bày bán ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát không. Bao gói phải kín, không móp méo và nguyên vẹn.

sua-morinaga-so-0-810g-va-sua-morinaga-so-9-820g

Khi mở ra, nên xem màu sắc, mùi vị sản phẩm để sớm phát hiện những sản phẩm có vấn đề. Sữa Icreo xịn bột phải tơi rời, không vón cục, ngoại trừ các cục dễ vỡ ra khi búng nhẹ; có màu sắc trắng đến màu vàng kem, không có đốm màu lạ như: nâu, đen, xanh lợt,… không có mùi ôi dầu, mùi mốc, mùi tanh, mùi xà phòng hoặc các mùi vị lạ khác.

Tóm lại, thói quen đọc hiểu nhãn bao bì là một giải pháp đơn giản và hiệu quả không chỉ giúp bạn hạn chế việc mua nhầm hàng giả mà còn giúp bạn chọn đúng sản phẩm mình cần.

Nguồn Internet

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound