Cách phân biệt tôm tươi, sạch với tôm bơm hóa chất độc hại

Thủy, hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận mà các cơ sở kinh doanh mặt hàng này đã không ngần ngại bơm hóa chất vào tôm để tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và bắt mắt hơn. Hành vi này không chỉ gian lận thương mại mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Thatgia sẽ giúp các bạn cách phân biệt tôm tươi, sạch với tôm bơm hóa chất độc hại, tránh tiền mất, tật mang.

Nội dung chính

Vì sao lại bơm hóa chất vào tôm tươi?

Để tăng trọng lượng, người ta thường bơm nước muối, thậm chí là bơm glixerin – chất từ thủy phân chất béo vào tôm. Đặc biệt việc làm gian dối này không chỉ tồn tại trong nước mà với con tôm xuất khẩu cũng bị áp dụng cách tăng trọng như vậy.  Nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cũng đã cảnh báo hiện tượng này. Khi bị phát hiện bơm glixerin, người ta lại nghĩ ra cách thay glixerin bằng nước muối sinh lý có độ mặn tương tự nước biển. Cách này tồn tại đã khá lâu và từng bị nhiều nước nhập khẩu tôm của Việt Nam cảnh báo.

Một người chuyên bỏ mối thủy sản cho các chợ đầu mối ở Hà Nội cho biết: ngay từ giai đoạn con giống, tôm cá đã được “tắm” cơ man các loại hóa chất vượt mức cho phép, từ thức ăn đến thuốc chữa bệnh. Trong quá trình nuôi, chúng tiếp tục được “bồi bổ” bằng thuốc tăng trọng giúp lớn nhanh như thổi. Con tôm sau khi được bơm tạp chất có thành phần chủ yếu là bột agar (bột rau câu) và một số hóa chất, tôm sẽ phình to, bóng mướt, tăng trọng hơn.
Thậm chí, có giai đoạn, các nhà chế biến tôm xuất khẩu còn phát hiện cả đinh sắt lẫn trong tôm do người bán găm vào nhằm tăng trọng lượng. Hành động này không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín chất lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Bộ NN&PTNT đã từng coi đây là một “tệ nạn” với hàng thủy sản xuất khẩu và quản lý rất nghiêm ngặt.

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cho biết ngay cả hàng xuất khẩu kiểm soát chặt chẽ vẫn để lọt những lô hàng chứa tôm tạp chất, dư lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng. Thị trường nội địa đang trở thành nơi tiêu thụ cho các sản phẩm thủy sản bẩn trên vì ngay cả cơ quan quản lý cũng không đủ sức kiểm soát.

Ảnh hưởng ra sao nếu ăn phải tôm tươi bị bơm hóa chất?

Theo các chuyên gia về thủy, hải sản, khi tôm, cá có chứa tạp chất lạ, nhất là dạng lỏng sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm phát triển. Người ăn phải sẽ có nguy cơ ngộ độc, mắc các bệnh nguy hiểm như tả, tiêu chảy, thương hàn, rối loạn tiêu hóa…

Cụ thể, vi khuẩn vibrio cholarae gây bệnh thổ tả, vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn, ngộ độc, tiêu chảy, nhiễm trùng máu. Vi khuẩn shigella gây bệnh kiết lị, vi khuẩn escheria coli gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…

Ngoài tôm bị bơm tạp chất, gian thương còn ngâm giữ tôm trong hàn the, ure… làm tăng khả năng người tiêu dùng bị ngộ độc cấp tính. Ure tích tụ trong cơ thể có thể gây ngộ độc mạn tính, mất ngủ, suy nhược, giảm trí nhớ, gây bệnh gan, thận…

Cách phân biệt tôm tươi, sạch với tôm bị bơm hóa chất

Nhận biết tôm bị bơm hóa chất

Với những con tôm bị bơm hóa chất quan sát phần đuôi tôm sẽ thấy đuôi tôm xòe. Phần thân tôm căng mập một cách bất thường, mập đến nỗi các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là phần đốt nối giữa đầu và thân. Quan sát tiếp phần mang tôm sẽ thấy, tôm bị bơm có mang cứng, thẳng đơ và căng phồng trong khi những con tôm thường có mang mềm và phẳng. Hoặc không bạn có thể quan sát phần đầu tôm sẽ dễ dàng nhận thấy những con tôm bị bơm có phần đầu bị phù và tai vểnh, phần đầu và thân dễ bị tách rời.

Đặc biệt, khi chế biến tôm bị bơm hóa chất bạn sẽ thấy tôm chảy nhiều nước, thịt tôm bị teo lại. Khi ăn thịt bở, vị nhạt chứ không ngọt như tôm thường. Sau khi nấu chín, bạn bóc vỏ tôm ra sẽ dễ dàng thấy được lớp rau câu nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm, nhất là ở phần đầu, dưới mang.

Nhận biết tôm bị ngậm urê

Những con tôm bị ngậm urê, hay hóa chất sẽ bị trương nước với thịt và vỏ bọc. Khi quan sát vỏ tôm thấy căng, các đốt nối giữa vỏ bị giãn ra, long đầu, gai tôm vểnh, xòe đuôi, màu sắc nhợt nhạt. Đặc biệt phần đầu và thân của con tôm bị tiêm rất dễ bị tách rời nhau. Cũng giống như tôm bị bơm hóa chất, những con tôm bị ngậm urê khi nấu sẽ chảy nhiều nước, có thể ngửi thấy mùi lạ, thịt tôm bị teo lại, khi ăn thấy vị nhạt không ngọt như tôm thường.

Nhận biết tôm tươi, sạch

Theo nhiều thương lái, muốn chọn tôm sạch thì chỉ có 2 cách: chọn tôm còn tươi sống và chọn tôm nhỏ. Với loại tôm sống, nên chọn những con còn nhảy và còn đủ chân lẫn càng. Đây là cách an toàn nhất nếu người tiêu dùng muốn sử dụng tôm tươi ngon. Tuy nhiên, các loại tôm này thường có giá cao. Với tôm sống, bạn nên chọn những con còn nhảy và có đủ cả chân lẫn càng.

Mặt khác, nếu như không đủ tiền mua tôm tươi sống, người tiêu dùng có thể chọn các loại tôm nhỏ hơn, giá “mềm” hơn. Còn với các loại tôm đông lạnh, người tiêu dùng nên để ý các chi tiết như đầu, thân và đuôi tôm. Khi mua tôm, người tiêu dùng nên cầm phần đầu và đuôi tôm kéo giãn ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm còn tươi, chưa bị ươn và không bị tiêm hóa chất. Nếu các khớp này giãn ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu và khả năng bơm hóa chất là rất cao.

Với tôm sú không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

 

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound