Chọn mua và sử dụng khẩu trang chống dịch

Hiện nay, số bệnh nhân cúm A (H1N1) đang tăng lên từng ngày. Đã có nhiều nỗ lực của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng nhưng ý thức phòng bệnh của mỗi người dân vẫn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản là dùng khẩu trang, nhưng không phải ai cũng biết sử dụng đúng cách.

Trên đường phố, những ngày bình thường có ít nhất 30% số người tham gia giao thông dùng khẩu trang để chống bụi. Phụ nữ thường dùng khẩu trang lớn che kín mặt. Những ngày có thông báo dịch SARS, cúm A (H1N1), (H5N1) thì số người dùng khẩu trang đông hơn do khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa sự lây lan bệnh cúm giữa người với người.

Chọn mua và sử dụng khẩu trang chống dịch

Nội dung chính

Nên mua loại khẩu trang nào?

Khẩu trang dùng 1 lần: Có 2 loại là khẩu trang giấy và ,.

Khẩu trang giấy trông rất đẹp mắt, mới nhìn có người tưởng là lụa, có nhiều nếp gấp theo chiều dọc nên ôm khít được miệng và mũi. Nhược điểm: Khi gặp hơi ẩm và nước miếng của người sử dụng, 60 phút sau giấy sẽ bở ra, khẩu trang mất tác dụng phải thay cái khác.

Khẩu trang N95 là loại khẩu trang tốt nhất hiện nay về mặt phòng bệnh. Nó có 3 ưu điểm là: ôm khít vùng miệng và mũi người dùng (do có miếng sắt ép khẩu trang vào sống mũi, có nhiều kích cỡ khác nhau để người dùng chọn lựa cho phù hợp). Lọc được các tác nhân gây bệnh có kích thước từ 1-10 micrômét. Không thấm dịch từ ngoài bắn vào (do bệnh nhân ho, hắt hơi không kịp che miệng). Khẩu trang này chỉ dùng cho những người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virut, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp (SARS, cúm A (H1N1), (H5N1), lao phổi…). Khi loại bỏ phải xử lý theo chế độ rác thải y tế độc hại.

Khẩu trang có thể tái sử dụng, có 2 loại là:

Khẩu trang vải thông thường: có giá từ 2.000 – 3.000 đồng/chiếc. Phổ biến là hình chữ nhật (10x16cm) có dây đeo vào tai. Khẩu trang bảo hộ lao động cấp cho công nhân chủ yếu là loại này. Nhược điểm của loại khẩu trang này là không ôm kín mũi và miệng người dùng (do đó yêu cầu nhà sản xuất cải tiến thiết kế tạo hình phễu và 3 lớp vải mới có tác dụng phòng bệnh tốt).

Khẩu trang chứa than hoạt tính: có 2 loại là loại có lớp vải dệt sợi hoạt tính may liền và loại có tấm ép than hoạt tính đặt ở giữa 2 lớp vải. Khi giặt thì tháo tấm ép than hoạt ra (như kiểu giặt áo gối). Các loại này đều có cấu tạo hình phễu ôm lấy mũi và miệng. Giá mỗi chiếc từ 22.000 – 40.000 đồng. Có rất nhiều thương hiệu, chủ yếu là hàng ngoại, hàng nội chỉ chiếm khoảng 20-30%.

Tác dụng của than hoạt tính là hấp phụ các khí, hơi trong không khí (các loại khí độc như: khói xe, khói thuốc lá, khói than tổ ong, khói hương; các loại hơi độc như các dung môi hữu cơ, xăng dầu, acid, kiềm bay hơi, chất thải bay hơi H2S, NH3…). Do đó nó không thể lọc sạch không khí như đăng trên tờ quảng cáo. Sợi hoạt tính (là sợi vải tẩm than hoạt) chỉ có tác dụng sau 2 lần giặt.

Còn tấm than hoạt tính sau 10 lần sử dụng trong khẩu trang tham gia giao thông cũng bám đầy bụi, vi khuẩn, virut, vi nấm… không thể sử dụng tới 2-3 tháng như trong quảng cáo được. Sau khi hết tác dụng của than hoạt, thì khẩu trang chứa than hoạt tính chỉ có tác dụng như khẩu trang vải thông thường.

Chọn mua và sử dụng khẩu trang chống dịch

Cách tẩy độc khẩu trang bẩn

Khi có dịch hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh : luộc khẩu trang trong nước muối 1% đun sôi trong 15 phút (sẽ đạt nhiệt độ trên 100oC); hoặc vò với xà phòng diệt khuẩn rồi ngâm 15 phút. Sau đó: nếu là khẩu trang dùng một lần thì vứt vào sọt rác. Nếu là khẩu trang tái sử dụng được thì vò kỹ rồi xả nước cho sạch, phơi ở chỗ có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra chỉ cần vò khẩu trang (loại tái sử dụng được) với xà phòng giặt, ngâm 15 phút, xả nước cho sạch rồi phơi khô chỗ nắng.

Sử dụng khẩu trang đúng cách

Khẩu trang đang sử dụng phải luôn luôn sạch, muốn đạt yêu cầu này cần có sẵn vài chiếc khẩu trang sạch đựng trong túi PE kín sạch mang theo bên mình (trong cặp hoặc túi xách) để có thể thay khẩu trang ngay sau khi ra khỏi môi trường ô nhiễm hoặc khi khẩu trang đã dính đầy bụi (đồng thời phải có sẵn túi PE kín sạch để chứa khẩu trang bẩn).

Sử dụng khẩu trang đúng yêu cầu phòng bệnh: Ví dụ, khi tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi, SARS, cúm, dùng khẩu trang N95; với bệnh khác có thể dùng khẩu trang giấy. Khi ở môi trường nhiều bụi vô cơ (người tham gia giao thông, công nhân vệ sinh đường phố, công nhân làm đường, sản xuất gạch ngói, khai thác đá, đóng bao xi măng…) dùng khẩu trang vải (loại hình phễu ôm kín miệng, mũi; có 3 lớp vải là tốt). Khi ở môi trường nhiều hơi độc (khói thuốc lá, khói hương, hóa chất bay hơi…) dùng khẩu trang than hoạt tính. Tẩy độc khẩu trang bẩn đúng cách (như đã nói trên).

DS. Trần Xuân Thuyết (Sức khỏe & Đời sống)

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound