Cốc giấy Trung Quốc nhiễm kim loại nặng

Không chỉ bát đĩa sứ Trung Quốc có chứa nhiều chất độc hại mà ngay cả những loại cốc, đĩa giấy cũng là mối nguy cho người sử dụng. Được cục y tế báo độc là trong cốc giấy có nhiễm kim loại nặng vô cùng độc hại cho người sử dụng. Do đó, khi lựa chọn những sản phẩm này bạn cần lựa chọn kĩ lưỡng để mau được những sản phẩm chất lượng tốt.

Nội dung chính

1.Cốc, đĩa giấy Trung Quốc nhiễm kim loại nặng

Tháng 10/2013, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố kết quả kiểm tra sản phẩm đĩa giấy, cốc giấy trên địa bàn TP. Hà Nội. Kết quả cho thấy 4/6 mẫu phát hiện có nhiễm chì (1/2 mẫu có nguồn gốc từ Trung Quốc, 3/4 mẫu sản xuất trong nước, hàm lượng từ 0,36-0,45 µg/l) và 3/6 mẫu có nhiễm Arsen. Song, mức độ thôi nhiễm đều trong giới hạn cho phép đối với các chỉ tiêu kim loại nặng đối với bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2.Cốc giấy của Trung Quốc rất độc

Những chiếc cốc giấy bày la liệt ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội) với nhiều màu sắc nhưng đều theo tiêu chí: hàng trôi nổi, không nguồn gốc. Người bán luôn khẳng định là hàng sản xuất trong nước, nhưng khi xem dưới đáy của một số loại cốc thì thấy in chữ “made in China” rất mờ.

Cốc giấy Trung Quốc chưa kim loại nặng

Cốc giấy Trung Quốc chưa kim loại nặng

Theo các chuyên gia, ngay cả khi sử dụng cốc giấy đảm báo chất lượng thì người tiêu dùng vẫn dễ “trúng” độc.
Vấn đề liên quan đến sự bất lợi cho sức khoẻ không chỉ ở các cơ sở sản xuất mà còn ở chính người tiêu dùng. Cốc, đĩa sau khi dùng một lần trông vẫn còn rất mới nên không ít người cất đi để dùng thêm một vài lần sau, dẫn đến nguy cơ nhiễm hóa chất nguyên liệu của cốc đĩa giấy. Vì dùng đi dùng lại, bột giấy và các chất keo, nhựa, hóa chất thôi ra sẽ lẫn vào đồ ăn, đồ uống. Cốc giấy để lâu bị ẩm mốc cũng chính là ổ chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Nhiều người tiêu dùng còn “vô tư” dùng cốc giấy chỉ dùng uống nước lạnh để đựng nước nóng, pha caffe, hoặc đựng nước canh nóng…
Xêm thêm:

3. Cốc thủy tinh Trung Quốc độc gấp nghìn lần cho phép

Năm 2011, thông tin cốc thủy tinh xuất xứ từ Trung Quốc nhiễm chì, gây nguy hiểm cho trẻ em khiến các bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.

Cốc thủy tinh nhiễm chì

Cốc thủy tinh nhiễm chì

Cốc thủy tinh Trung Quốc ở Việt Nam độc gấp nghìn lần cho phép. Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Cụ thể, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần…Song, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound