Bạn có biết những bát đĩa bắt mắt, ly cốc màu sắc trong gia đình mình chính những vật dụng gây hại đến sức khỏe của người sử dụng không ? Bằng mắt thường chúng ta không thể nhận biết được chất độc có chứa trong nó .
Sau đây tôi xin chia sẻ các mẹo nhận biết bát đĩa bị nhiễm độc cực đơn giản mà không phải ai cũng biết giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho người thân yêu khi sử dụng:
Nội dung chính
1 . ĐIỂU CẦN BIẾT
– Những ly cốc càng có nhiều màu sắc thì càng chứa nhiều chì và gây tổn hại đến sức khỏe khi sử dụng. Đối với những loại chén bát được in hoa văn ở gần miệng chén lại càng trở nên nguy hiểm hơn nữa vì chất hóa học độc hại dễ xâm nhập vào cơ thể người dùng.
- Chén bát nhựa melamine Trung Quốc chứa chất độc hại……
- Cách phân biệt gốm Bát Tràng và gốm sứ Trung Quốc
– Đồ gốm sứ tráng men trong thủ công khi nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người sử dụng. Những sản phẩm làm bằng phương pháp thủ công càng rẻ tiền thì quy trình không được tốt, có thể bị cắt giảm một số quy trình để tiết kiệm thời gian hay các chi phí nên đồ dùng trở nên rất độc hại.
– Những sản phẩm này sẽ càng độc hơn nữa nếu đựng thức ăn chua, nóng, nước hoa quả… vì khi ở nhiệt độ cao, có chứ axít, kiềm muối sẽ làm chì nhanh chóng tan ra và nhiễm vào trong thức ăn gây hại cho cơ thể người.
– Chỉ nên sử dụng các loại bát đĩa gốm sứ có chất lượng cao, màu trắng và ít hoa văn nhưng không quá bóng loáng. Khi thấy bát đĩa có dấu hiệu sần sùi, bong tróc lớp men bóng hoặc rạn nứt thì nên thay mới ngay.
– Nên mua bát đĩa đẹp ở hà nội nhưng không nên dùng bát đĩa gốm sứ sử dụng với lò vi sóng vì khi nhiệt độ trong lò làm chất độc trong gốm sứ dễ tan hơn. Không nên để dưa chua trong đồ gốm sứ mà hãy bảo quản trong lọ thủy tinh.
– Nên sử dụng loại hàng có thương hiệu và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
2.Cách nhận biết bát đĩa bị nhiễm chì
– Dùng dấm để thử sản phẩm gốm sứ nhiễm chì: Đựng giấm vào sản phẩm bát đĩa bằng gốm sứ, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc giấm bị đổi màu thì có khả năng chứa tạp chất.
– Thử tiếng vang của sản phẩm thủy tinh để phát hiện sản phẩm nhiễm chì: Sản phẩm thủy tinh có chứa chì tiếng kêu rất vang, đồ không có nhiễm chì tiếng kêu đục và nhỏ hơn.
– Ngoài ra, các bà nội trợ chú ý mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, không có hoa văn sặc sỡ, không có hoa văn trong lòng chứa thức ăn. Không dùng bát đĩa gốm sứ để nấu chín thức ăn trong lò vi sóng, không đựng thức ăn có axit…
Nên làm gì để hạn chế nhiễm độc chì?
Mặc dù khả năng phơi nhiễm chì rất cao nhưng chúng ta có thể chủ động phòng tránh bằng các biện pháp tích cực.
– Trong sản xuất: Các nhà máy cần có hệ thống thông hơi tốt, hút hơi, hút mùi để giảm nồng độ chì trong không khí.
– Trong công nghiệp nấu chì: Cần đảm bảo an toàn lao động, tuyệt đối không ăn uống hay sử dụng nguồn nước tại nơi sản xuất các loại: bình ác – quy, ô tô, thuốc nhuộm…
– Vì chì có trong sơn nhà nên bạn nên chọn các loại sơn trong nhà và ngoài trời không chứa chì và thủy ngân.
– Khi sử dụng các vật dụng: bình thủy tinh, gốm, pha lê…có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhiễm độc chì.
– Với các sản phẩm làm đẹp: kem dưỡng da, son môi… nên cẩn trọng trước khi mua…
– Không nên mua những loại đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc, có màu sắc sặc sỡ, chất liệu nhựa…
Mẹo nhận biết sản phẩm nhiễm chì
– Khi đi mua các đồ dùng bằng gốm sứ nên mang theo một ít dấm ăn. Cho dấm ăn vào sản phẩm định mua, nếu sản phẩm có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không mua. Hoặc không, bạn có thể cho một ít nước vào chỗ không tráng men, nếu sản phầm hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt, nếu bát không hút nước là bát tốt.
– Với đồ thủy tinh, bạn có thể thử bằng cách lắng tiếng vang. Hàng có chứa chì tiếng kêu rất vang, thường kêu coong coong vang tai, còn với đồ không nhiễm chì tiếng kêu nghe đục và bé hơn.