Chén bát nhựa melamine Trung Quốc chứa chất độc hại……

Trên thị trường gần đây xuất hiện khá nhiều loại chén, bát được làm từ chất liệu nhựa melamine. Ưu điểm của sản phẩm này là giá thành rẻ, tính thẩm mỹ cao, dễ dàng vệ sinh và không sợ rơi vỡ nên các sản phẩm này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng thức ăn nhanh, căn tin, đặc biệt là đồ dùng cho trẻ em. Tuy nhiên Cục Kiểm định chất lượng tỉnh Giang Tô khuyến cáo loại bát đĩa này có thể chứa kim loại chì nguy hiểm.

Melamine được tạo ra từ phản ứng giữa formaldehyde và polycondensation trong điều kiện nhiệt độ nhất định. Người ta trộn melamine với bột giấy, phẩm màu và các phụ liệu để sản xuất ra chén dĩa.

Trong đợt kiểm tra giám sát rủi ro vừa qua, Cục kiểm định chất lượng Giang Tô đã lấy mẫu 100 mặt hàng gia dụng làm từ melamine. Kết quả cho thấy 25% sản phẩm không đạt chuẩn và khả năng kháng khuẩn kém. Các sản phẩm càng to, màu sắc bắt mắt thì càng kém chất lượng.

Nhận biết Chén dĩa nhựa melamine Trung Quốc chứa chất độc hại

Nhận biết Chén dĩa nhựa melamine Trung Quốc chứa chất độc hại

Theo khảo sát, các vật dụng làm từ melamin giá dưới 5 Nhân dân tệ (khoảng 15.000 đồng) có tỷ lệ đạt chuẩn 79%, trong khi vật dụng melamine giá từ 20 tệ trở lên đạt chuẩn 68%. Nhiều người thắc mắc vì sao lại như vậy?

Chuyên gia kiểm định cho rằng vật dụng giá từ 20 tệ trở lên thường có khối lượng và thể tích lớn, tốn nhiều nguyên liệu, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp nên nhà sản xuất không chú trọng cải thiện chất lượng.

Các chén bát càng có màu sắc, họa tiết rực rỡ thì càng chứa nhiều chất độc hại

Các chén bát càng có màu sắc, họa tiết rực rỡ thì càng chứa nhiều chất độc hại

Các dụng cụ ăn càng có màu sắc sặc sỡ càng tăng nguy cơ giải phóng kim loại nặng ra thực phẩm. Đặc biệt là bộ đồ ăn làm từ melamine dành cho trẻ em được thiết kế với nhiều hình dạng và màu sắc bắt mắt như chuột Micky, mèo Kitty… Chì được hấp thụ vào cơ thể sẽ tích tụ trong thời gian dài, ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh của bé

Người tiêu dùng cần chú ý khi sử dụng các chén bát làm từ melamine

– Khi mua dụng cụ làm từ melamine, nên chọn loại màu trắng trơn, ít màu sắc. Không ngâm hoặc đựng các dung dịch có tính axit như giấm, nước cốt chanh… trong thời gian dài.

– Không rửa bằng búi sắt: Dùng búi sắt chà sẽ làm mất độ bóng của bề mặt đồ dùng melamine, gây trầy xước và làm cho formaldehyde dễ giải phóng ra ngoài. Việc vệ sinh đồ dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của nó. Tốt nhất hạn chế sử dụng búi sắt, nếu bị dính vết bẩn cứng đầu như cà phê… nên ngâm trong chất tẩy rửa một thời gian, sau đó dùng vải cọ sạch hoặc cho vào máy rửa chén.

– Không bảo quản ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Nhiệt độ càng cao, lượng formaldehyde giải phóng càng lớn. Nhiệt độ sử dụng bình thường của bộ đồ ăn melamine là 0 đến 120 độ C. Nếu vượt quá mức nhiệt độ này, chẳng hạn như đựng dầu nóng 200 độ trong 10 phút, một phần melamine sẽ phân giải và sản sinh nhiều formaldehyde. Ngay cả ở nhiệt độ 100 độ, nếu để trong 4 tiếng, nhiều mẫu dụng cụ cũng giải phóng formaldehyde ở mức lớn hơn chuẩn cho phép.

– Người tiêu dùng thông thái nên tránh sử dụng bộ đồ ăn melamine để đựng thực phẩm nhiệt độ quá cao. Bằng không thì phải chú ý thời gian đựng. Nhà sản xuất cũng khuyên nên thay bộ đồ ăn melamine 6 tháng một lần.

– Khi mua bộ đồ ăn melamine, ngoài việc chọn mua ở các cửa hàng uy tín, phải xem kỹ nhãn hiệu và giấy phép sản xuất trên bao bì sản phẩm. Quan sát bề mặt đồ dùng nếu ra màu thì không nên sử dụng. Có thể đổ nước sôi vào sản phẩm, nếu xuất hiện bong bóng tức là hàng kém chất lượng. Trên các nhãn sản phẩm melamine thường ghi lưu ý không được bỏ vào lò vi sóng vì nó thúc đẩy sự giải phóng formaldehyde. Người tiêu dùng cần nghiên cứu kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi quyết định mua.

 

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound