Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật (part 2)

Như bài viết trước chúng tôi có giới thiệu về cách đơn giản nhận biết đồ cổ Giả và Thật, kế tiếp chuyên mục này chúng tôi đem đến cho bạn thêm các cách nhận biết giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn trong khi mua đồ. Cùng chúng tôi đón đọc những thông tin sau nhé!

Nội dung chính

Nốt gỉ sắt

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Tất cả các hàng gốm sứ đều làm từ đất, có chứa chất khoáng dưới dạng bụi li ti. Vì là chất tự nhiên nên thường có chứa một số tạp chất. Sau một thời gian dài, sắt chuyển lên bề mặt của vật gốm và tạo thành các đốm nhỏ đậm màu. Khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển thành màu nâu hoặc đen.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Những nốt gỉ sắt trên bề mặt các sản phẩm gốm sứ rất có ích cho các nhà sưu tập bởi vì phải mất rất nhiều năm để chuyển hóa, xuất hiện với màu sắc sậm màu. Đặc điểm này rất dễ nhận dạng trên hàng men vì các nguyên liệu làm thường có màu trắng.

Hàng men trắng xanh thời nhà Minh khá phổ biến với các đốm gỉ sắt, vì những vậy này có thời gian tương đối lâu đời. Bên cạnh đó, loại đất sử dụng để làm gốm sứ thời kỳ này có chứa nhiều tạp chất. Ngoài ra, đồ gỉ sắt cũng dễ tìm thấy trong các vật gốm sứ có màu đời nhà Thanh nhưng ít hơn.

Thông thường việc làm Giả đồ gỉ sắt khá khó, dễ bị phát hiện nếu bạn đã được thấy chúng trên những sản phẩm gốm sứ Thật.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Lột men (Tuột men)

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Lớp men tạo nên vẻ óng ả cho đồ gốm sứ. Hiệu quả này tạo ra được là do một hỗn hợp chất lỏng dạng bùn có chứa silic Đioxyt được tráng trên bề mặt của đồ gốm sứ. Ở nhiệt độ cao, chất Silic Đioxyt tan chảy và chuyển hóa thành lớp trong suốt bọc lấy đồ gốm.

Những đồ gốm đều được tráng men để tranh thấm nước, tạo đồ bền cho sản phẩm. Những đồ tạo tác bằng gốm sứ có thể trở về tình trạng mới tinh tình tình cho dù đã nằm dưới nước hay đất hàng thế kỷ.

Những sản phẩm gốm sứ mới thường sáng bóng, phản chiếu tốt. Trong khi đó, đồ cổ hơn tự nó trông không bóng bẩy bằng, hơi mờ.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Vết tạp chất do “lỗi lò” dính trên đồ sành sứ

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Với các sản phẩm gốm sứ cổ đều được thực hiện bằng tay, vì vậy dễ dẫn đến lỗi hay tạp chất trên sản phẩm. Có 2 cách xử lý sản phẩm bị lỗi, bỏ đi hoặc bán cho khách hàng có ít tiền hơn. Đó chính là điểm tạo ra sự khác biệt giữa đồ gốm sứ hoàng gia và gốm sứ thương mại ngày nay.

Đối với gốm sứ hoàng gia được sản xuất cho Hoàng Gia Trung Quốc, sản phẩm của họ phải đạt đến độ tinh xảo. Những sản phẩm không đạt sẽ bị hủy. Nhưng với những sản phẩm thương mai thì hoàn toàn khác. Sản phẩm gốm sứ phục vụ cho nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Đông Nam Á ít phức tạp, không đòi hỏi khắt khe. Do đó, “lỗi gò” tạp chất trên bề mặt sản phẩm tạo ra đặc trưng.

Ngoài ra, vành đế của đồ gốm ứ cũng thường được đặt trên cát khi nung sẽ dẫn đến một số vật thể có thể dính vào đáy của đồ. Bên cạnh đó, tro hay vật liệu khác bay trong quá trình nung cũng thể thể dính vào bề mặt của đồ gốm sứ.
Mẹo nhỏ cho bạn để kiểm tra độ “thật thà” của người bán đồ chính là cầm một mảnh không hoàn hảo trong cửa hàng, hãy hỏi họ có phải đây là sản phẩm gốm sứ của hoàng gia Trung Quốc hay không. Nếu họ trả lời “phải” điều đó có nghĩa họ đang lừa dối họ.

Sự co rút nước men

Với các sản phẩm gốm sứ Trung Quốc và Châu Á, một số lỗi nhỏ trên bề mặt gốm có thể do sự co rút nước men. Chúng xuất hiện những vết lõm nhỏ trong nước men, chủ yếu tập trung ở hàng gốm thương mại.

Đa số gốm Trung Quốc và Châu Á có chỗ lõm của nước men (hay nốt gỉ sắt) là do quá trình sản xuất hàng thế kỷ trước và tìm thấy chủ yếu trên gốm thương mại, ít thấy trên gốm hoàng gia. Nếu mà không có vết đó, cần phải tìm hiểu kỹ.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Vết da rạn hay còn gọi là đường nứt sợi tóc

Vết da rạn rất phổ biến trên hàng gốm sứ Trung Quốc và châu Á hay gốm đá. Một số sản phẩm thậm chí còn bị rạn toàn bộ. Vết rạn này hình thành do thay đổi nhiệt độ đột ngột ở khâu cuối cùng của quá trình nung. Khi không khí bên ngoài lạnh đi nhanh hơn so với dưới bề mặt của sản phẩm. Bên cạnh đó, đây cũng chính là dấu vết của thời gian dài sử dụng gây ra.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Hư hỏng nước men ngoài

Sản phẩm gốm sứ thường được vẽ bằng tay trên nhiều lớp khác nhau bằng. Những hình vẽ dưới lớp men bảo vệ có thể trường tồn hàng thế kỷ. Các họa tiết vẽ bên ngoài nước men (gọi là nước men ngoài) dễ trôi hơn vì nó tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Vì thế, với những đồ gốm cổ, lớp men ngoài có dấu hiệu bị trôi.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Sự biến dạng

Đồ gốm sứ cổ được sản xuất bởi những người thợ điêu luyện, tuy nhiên quá trình làm dễ dẫn đến một số sản phẩm không đạt được hình dạng như mong muốn, do đó họ có thể bỏ đi học bán cho những khách hàng dễ tính hơn.

Đối với gốm sứ hoàng gia, do sản xuất cho hoàng tộc hay quan lại nên sản phẩm đòi hỏi sự tinh xảo đến từng chi tiết nhỏ.

Một cách kiểm tra đơn giản sự thành thật và kiến thức của người bán là tìm một sản phẩm biến dạng và hỏi họ đó có phải gốm sứ hoàng gia không. Nếu câu trả lời là “Đúng”, bạn đã hiểu vấn đề rồi đấy.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật
Sò bám

Phần lớn các tàu buôn hàng hóa chìm một phần hoặc toàn bộ hàng hóa và sản phẩm này sau một thời gian rất dài sinh vật biển mới bám được. Đây chính là một dấu hiệu nhận dạng đồ gốm cổ.

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Nhận biết đồ gốm sứ Giả và Thật

Như vậy những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào tìm hiểu thêm về những loại đồ cổ trên thị trường hiện nay. Dựa vào những thông tin này và cách nhận dạng ở bài viết trước hy vọng các bạn sẽ tìm được đồ cổ thật ưng ý cho mình nhé!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound