Phân Biệt Phân Bón Thật Giả

Trên thị trường, đặc biệt tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, tình hình sản xuất và tiêu thụ phân bón giả, phân bón kém chất lượng ngày càng phổ biến, nhất là phân kali và các loại phân hỗn hợp NPK.

Để giúp bà con nông dân tự bảo vệ mình, Chuyên đề DTTS&MN xin giới thiệu một số kinh nghiệm phân biệt hàng thật, hàng giả đối với 1 số loại phân bón.

 Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho bà con

Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón cho bà con

Phân urê

Có 2 loại phân urê chính là loại hạt trong và hạt đục với công thức hóa học và hàm lượng ni-tơ như nhau, tối thiểu là 46%.

Phân urê hạt trong: Là loại phổ biến nhất, dùng bón trực tiếp cho cây trồng, phân rất dễ tan, có màu trắng trong, dạng hạt tròn. Đây là loại phân rất khó làm giả, tuy nhiên đã xuất hiện loại kém chất lượng bằng cách trộn phân SA vào phân urê theo một tỷ lệ nhất định do phân SA rẻ hơn phân urê.

Phân bón giả được bán trên thị trường

Phân bón giả được bán trên thị trường

Đặc điểm để nhận biết là phân urê thật chỉ có dạng hạt tròn, còn nếu có lẫn phân SA thì các hạt phân SA có dạng tinh thể, nhiều góc cạnh. Hiện nay nước ta chỉ có 2 nhà máy sản xuất được urê hạt trong là Đạm Hà Bắc và Đạm Phú Mỹ, còn lại là urê nhập khẩu. Do đó, phân urê của các cơ sở sản xuất khác ở trong nước đều là hàng giả. Vì vậy, bà con nông dân nên chọn mua 2 loại urê Hà Bắc và Phú Mỹ, hoặc urê trên bao bì có ghi rõ ràng nguồn gốc nhập khẩu.

Phân urê hạt đục: Đây là loại phân rất tốt do chậm tan và ít bị bay hơi hơn so với loại urê hạt trong nên hiệu suất sử dụng cao hơn, có thể bón trực tiếp cho cây trồng hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại phân hỗn hợp khác như NPK. Phân có dạng hạt to, đường kính hạt 2 – 4 mi-li-mét, cứng, màu trắng đục như sữa. Đây là loại phân phải nhập khẩu 100%, rất khó làm giả hoặc việc làm giả không đem lại lợi ích đáng kể. Bà con nông dân có thể an tâm khi mua và sử dụng loại phân này.
Xem thêm:

Các loại phân đơn khác

Phân SA (Sun-phát A-môn): Loại phân này có màu trắng trong hoặc trắng ngà, dễ tan và tan hết trong nước, khi tan hấp thu nhiệt rất mạnh. Dùng để bón trực tiếp cho cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày, hoặc dùng làm nguyên liệu sản xuất phân hỗn hợp NPK. Đây là loại phân trong nước chưa sản xuất được, phải nhập khẩu 100%.

Phân Supe lân: Nguồn trong nước do Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và Nhà máy Phân lân Long Thành – Công ty Phân bón miền Nam sản xuất, có dạng bột mịn, hàm lượng lân (P2O5 hữu hiệu) khoảng 15,5% – 16%. Nguồn nhập khẩu dưới dạng bột mịn và hạt tròn, hàm lượng 16% lân hữu hiệu có màu xám và xám xanh.
Phân Biệt Phân Bón Thật Giả

Phân lân nung chảy: Nguồn trong nước do Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển và Công ty CP Phân lân Ninh Bình sản xuất, có dạng bột mịn và dạng mảnh. Nguồn nhập khẩu cũng có 2 dạng như trên. Màu sắc đen, xanh đen hoặc xám sẫm.

4 nhóm phân nêu trên nói chung chưa thấy hàng giả, hàng nhái do việc làm giả khó khăn, công nghệ sản xuất phức tạp, việc làm giả không mang lại lợi nhuận lớn cho kẻ làm giả. Vì vậy, bà con nông dân có thể yên tâm mua và sử dụng các loại phân thuộc 4 nhóm này.
Theo báo công thương

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound