Sự thật về chì trong son môi

Son môi ngày càng trở nên thân thiết với chị em nhiều hơn. Đặc biệt là trong những dịp đi chơi hay dịp lễ Tết thì nhu cầu sử dụng son môi của chị em càng lớn. Dẫu biết rằng son càng đẹp, màu càng bóng, giữ được độ đậm càng lâu thì tỷ lệ chì có trong son càng lớn. Gần đây, báo chí đăng tin khả nhiều về thực trạng chì trong son và một số tin  về cách thử chì có trong son. Nhưng sự thật như thế nào cũng ít người biết được thực hư của câu chuyện ra sao? Hãy cùng thatgia.com khám phá câu chuyện về son mà bấy lâu nay ít người biết tới nhé!

Bạn có thể quan tâm thêm:

Sự thật về chì trong son môi

Sự thật về những tin đồn của son

Thứ nhất là: Vàng có thể thử được chì. Lấy nhẫn vàng chà lên vệt son, nếu vệt son bị chuyển đen là son có chì

Tin đồn này hoàn toàn sai bởi vàng không thể thử được chì nhé! Nếu thử được thì các nhà khoa học, các chuyên gia trong phòng thí nghiệm đã không phải mất thời gian để đo lường lượng chì trong son.

Thứ hai là: Dùng son nhiều gây lên tình trạng thâm môi

Khoảng vài năm trở lại đây, khi FDA công bố danh sách nồng độ chì trong hơn 400 mẫu son được test đã khiến phái đẹp một phen nháo nhào hoảng hốt và hàng loạt lời đồn mới ra đời.

Các loại son đắt tiền như Chanel, Lancome, Dior… hay các dòng make up chuyên nghiệp như MAC, Make Up Forever… rất nhiều chì, làm thâm môi. Những cây son dòng phổ thông như Wet n Wild, Burt’s Bees, Covergirl, Revlon… thì ít chì.

Son càng đậm càng nhiều chì, son càng giữ màu lâu càng nhiều chì, son matte nhiều chì hơn son thường… Gần đây, rộ lên phong trào son hanmade nhưng cũng chỉ với giá trên dưới 100.000. Và chất liệu làm son thì không được công bố. Tất cả cũng chỉ úp mở không rõ nguồn gốc thực hư ra sao.

Sự thật về chì trong son môi

Mọi người thì thường đánh giá, son ít tiền thì chất lượng không tốt, lượng chì trong đó chứa rất nhiều không như son nhiều tiền. Và tiếp nữa là, đánh son ít tiền thì thâm môi hơn son nhiều tiền. Quan điểm này cực kỳ sai luôn! Khoa học vẫn chưa hề chứng minh được thoa son nhiều có làm môi thâm đi hay không? Tất cả chỉ là một lời đồn thổi vô căn cứ nhé!

Môi thâm còn phụ thuộc vào rất nhiều lý do như sau:

– Không thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi

– Tẩy trang cho môi không cẩn thận còn thừa son trên môi

– Cơ thể thiếu nước, thiếu chất cũng khiến môi trở nên bong tróc, thâm hơn bình thường

– Hút thuốc lá cũng khiến cho môi kém tươi tắn. Ngoài ra, cơ thể yếu, hay bị bệnh, hay đơn giản là bạn đang ở tuổi lão hóa, sắc môi sẽ thay đổi, trở nên nhăn và nhợt nhạt hơn.

Thứ ba là: Giá tiền và nhãn hiệu của một thỏi son hoàn toàn không liên quan đến mức độ chì trong son

Xem trong danh sách của FDA có thể thấy son Highend đắt tiền hay dòng son bình dân Drugstore đều được trải đều cả top đầu và top cuối. Điều đó chứng tỏ son nhiều tiền hay ít tiền không quan trọng mà chỉ do sở thích của người dùng quyết định hay không thôi.

Có nhiều người bán mỹ phẩm lợi dụng việc WetnWild có 1 cây son chiếm thứ hạng 400/400 ít chì nhất, và pr sai lệch khiến mọi ng tưởng son nào của hãng WetnWild cũng không có chì, giá lại quá bèo có 120.000- 130.000. Loại này tỷ lệ Fake rất nhiều và đừng nghe những lời Pr của người bán son mà mặc sức mua nhé các bạn.

Không nên có định kiến son của hãng này là nhiều chì, của hãng kia thì ít chì. Thậm chí 1 hãng luôn cố gắng xây dựng hình ảnh thuần thiên nhiên như Burt’s Bees cũng dính vài cây son trong top lượng chì cao. Lượng chì không phải là hằng số cố định trong tất cả son của 1 hãng.

Để hiểu hơn về quan điểm ấy, mọi người có thể biết tin này: nhiều người hay đồn nhau son MAC nhiều chì lắm, ngay cả các em bán hàng của MAC cũng có định kiến thế luôn. Nhưng trong list top 30 cây son có chì cao nhất không có cây nào của MAC mà chủ yếu nằm ở khu vực hạng 160 trở xuống, thậm chí có những cây lượng chì thấp đến mức gần như không có chì. Bạn có thể xem thêm cách nhận biết son Mac thật giả.

Không chỉ có Mac, Loreal có 1 loại son với lượng chì cao thứ 2, cũng có cây son đứng hạng 399 trên 400. Điều này chứng tỏ rằng bạn đừng nên so sánh xem đâu mới là thỏi son ít chì.

Thứ tư là: Màu son và textures son không liên quan đến lượng chì

Sau đây để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi sưu tầm được 2 ví dụ giúp các bạn có thể đánh giá vấn đề này một cách khách quan hơn.

VD1: Không phải son đậm là nhiều chì. Chẳng hạn cây son quán quân về lượng chì cao nhất là Maybelline Pink Petal là 1 màu hồng rất nhẹ nhàng. Các bạn nào không dám đánh son đậm bao giờ vì sợ hư môi hãy suy nghĩ lại đi nhé!

VD2: Không phải son càng lâu trôi càng nhiều chì. Top chì thấp gần như không có chì có rất nhiều son matte siêu lâu trôi của MAC, Clinique, Rimmel…Có 8 trong top 10 cây son có chì cao nhất là son có textures bóng, ẩm, mướt mà chúng ta vẫn thường có thiện cảm hơn so với son matte. Vậy nên bạn nào có định kiến với son lâu trôi, son lì hãy xóa lệnh cấm vận đi nha.

Giới hạn chì tối đa đc FDA cho phép trong mỹ phẩm là 20ppm (20 phần triệu), trong khi cây son có chì cao nhất cũng chỉ mới 7.19ppm, son khoảng dưới 1ppm có thể coi như là không chì. Như vậy, bạn có thể yên tâm hơn khi dùng son nhé cả nhà, mọi nghi ngờ đã được xóa tan rồi nhé!

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound