Thịt bò – loại thịt mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhưng đồng thời cũng là mặt hàng được nhiều người quan tâm nhấ hiện nay về tình trạng hàng Giả Nhái. Những thông tin mới nhất về thịt bò sẽ khiến bạn giật mình khi nghĩ lại mỗi bữa ăn hàng ngày với thịt bò của mình nhé!
- Hàn the chất độc trong bún, phở bạn đang ăn hàng ngày
- Phân biệt bún sạch với bún chứa hóa chất
- Mẹo nhận biết măng tươi ngâm hóa chất cực đơn giản
Theo tờ TNP của Singapore, nhiều khách hàng có thể đã mua phải những miếng thịt vụn, bạc nhạc, không đáng tiền bằng cái giá ‘cắt cổ’.
Thực tế, đó vẫn là thịt, nhưng có thể từ gà, lợn, bò. Vấn đề duy nhất ở đây là các nhà máy đã ‘dán’ các miếng thịt vụn, đầu thừa đuôi thẹo, này thành những tảng thịt lớn, trông rất ‘ngon mắt’.
TNP dẫn lời một đầu bếp ở nhà hàng tại Singapore cho hay, các miếng thịt ‘rởm’ này hóa ra ‘lại rất phổ biến’.
“Keo dán thịt được dùng để dính những miếng thịt kém chất lượng, hoặc bị vụn lại với nhau, thành một tảng lớn, với vết cắt trông đẹp mắt hơn, hoặc trông có vẻ tươi ngon hơn” – một đầu bếp giấu tên cho biết.
Đầu bếp nổi tiếng của Singapore – Eric Teo nói rằng, loại keo dán thịt này thường dùng ở những nơi phục vụ tiệc buffet. Ông Teo cho biết thêm: “Thịt dán keo là một bí mật trong ngành công nghiệp thực phẩm, bởi vì không nhiều người biết về việc này”.
“Các nhà hàng có tiếng thì thường tránh sử dụng loại thịt này, nhưng nhiều nơi lại ưa chuộng thịt dán keo vì nó giúp giảm bớt chi phí” – ông Teo nói.
Việc sử dụng ‘thịt dán keo’ được chú ý ở nhiều nước sau khi sự việc được phát hiện tại Australia hồi năm 2011.
Một nữ thực khách vừa qua đã đăng tải tấm ảnh chụp miếng thịt bò hảo hạng với sự thất vọng. Món thịt bò hảo hạng này, theo nữ thực khách, hóa ra lại là ‘thịt dán keo’.
“Vết cắt tròn trịa và không hề có chút vân thịt khiến nó trông có vẻ như là khúc thịt dán bằng keo, rồi cắt ra vậy” – nữ thực khách phàn nàn.
Miếng thịt này sau đó được tờ báo chụp ảnh lại, và gửi các chuyên gia ẩm thực kiểm định. Các chuyên gia này đều cho rằng miếng thịt có vẻ như đã được xử lý bằng keo dán.
Loại thịt này cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc
Đầu bếp Sam Leong cho biết: “Ngay cả với một đầu bếp như tôi cũng rất khó phân biệt. Khi tôi ở một nhà hàng tại Trung Quốc, tôi thậm chí còn không biết mình đã ăn thịt ‘rởm’, cho tới khi bạn tôi chỉ ra có gì đó không ổn ở miếng thịt”.
Việc sử dụng keo dán thịt được cho là ‘an toàn’. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cảm thấy ‘bị lừa’ khi phải trả số tiền rất lớn để mua những miếng thịt vụn bị ‘chắp vá’.
Bên cạnh đó, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng rất cao, do các miếng thịt vụn có thể bị nhiễm khuẩn, và nhiều người có thói quen sử dụng thịt bò tái.
Lê Thu/Vietnamnet