Gần đây thông tin về các loại gia vị bẩn làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đang là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Vì hám lợi mà nhiều cửa hàng vẫn bán những loại gia vị bẩn, gia vị giả “đội lốt” hàng thật cho người tiêu dùng. Các cơ sở chế biến thực phẩm hay những hàng ăn đường phố cũng thường xuyên chọn lựa những loại gia vị này để tiết kiệm, thu lời. Chỉ cần vài ngàn đồng có thể chế biến được một nồi nước dùng cho những món như lẩu, bún bò, phở, bò kho, cà ri…
- Phân biệt món ăn dùng “phẩm màu hóa học” như thế nào?
- Nhận biết nồi nước lẩu làm từ “hóa chất” như thế nào?
- 8 loại quả ngâm hóa chất và chín ép nhiều nhất mùa hè
Để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”, bạn có thể bỏ túi những kinh nghiệm phân biệt gia vị thật giả dưới đây.
Nội dung chính
1.Mì chính
Đối với mì chính, nhãn mác, biểu tượng của sản phẩm in trên bao bì bao giờ cũng được in sắc nét, rõ ràng, trong khi, các túi hàng giả, chữ nhòe hoặc khá mờ.
Khi quan sát, bạn dễ dàng nhận thấy bao bì của gói gia vị thật dày, mềm mại, không nhăn. Trong khi đó, hàng giả bao bì giòn, cứng và dễ nhăn nheo.
Bạn chú ý quan sát đường hàn ở bao bì sản phẩm. Với gia vị thật, các cạnh của đường hàn bao bì phẳng, đều nhau và không có nổi bọt; mặt sau dưới đáy bao có in nổi ngày tháng sản xuất, rất rõ nét (6 số). Hàng giả có đường hàn ở 4 cạnh không đều nhau, đục và có nổi bọt; không in hoặc có in ngày tháng sản xuất nhưng không rõ nét, khó đọc.
Ngoài ra, để nhận biết gia vị bị làm giả, bạn có thể nếm chúng. Đối với mì chính kết tinh nguyên chất sáng màu, hạt đều, trắng trong như tuyết. Nếu bị trộn thạch cao thì xám tối, hạt nhỏ, hình vuông.
2. Dầu vừng
Dầu vừng mới thì có màu hồng hơi vàng, thơm đậm, không có tạp chất lắng đọng, dẻo quánh.
3. Xì dầu
Xì dầu ngon có màu đỏ đục, ngửi có mùi thơm xì dầu và mùi mỡ béo, nếm thấy vị đậm, chỉ hơi ngọt, không chua, không đăng, không chát.
4. Dầu ăn
Dầu ăn thật có màu vàng sẫm, tươi sáng, màu dầu rất trong suốt. Nếu không trong suốt thì tùy theo độ đục nhiều hay ít mà bạn cân nhắc khi mua bởi chúng chứa hàm lượng nước và tạp chất nhiều hay ít
Vào thời tiết lạnh, dầu ăn thật không bị đông đặc, trong khi dầu ăn giả thì ngược lại, dễ bị lắng cặn dưới đáy chai.
6. Nước mắm
Để kiểm tra nước mắm, người tiêu dùng nên để chai mắm đối diện với nguồn sáng, sau đó lắc chai mạnh rồi dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống thì không nên dùng. Vì dấu hiệu kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác nhà sản xuất cho vào. Nước mắm nguyên chất thường có mùi nặng. Nước mắm có sử dụng phụ gia không tốt khi nếm thử có vị chát ở đầu lưỡi.
7. Tương ớt
Tương ớt làm tự nhiên sẽ có màu sậm, mùi vị thơm ngon chứ không có màu sặc sỡ, tươi rói như được pha hóa chất. Những thực phẩm có sử dụng chất phẩm màu Rhodamine B thường có màu đỏ sẫm sặc sỡ, màu đẹp đều, không bị phai màu trong nước.
Đặc biệt mọi người nên mua ở những cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng .Hy vọng với những chia sẻ trên giúp mọi người lựa chọn được các loại gia vị ngon đảm bảo an toàn vệ sinh tránh mua phải các loại gia vị bẩn