Hoa quả Trung Quốc có an toàn?

Việt Nam được ví như một nước tồn đọng hàng Giả hàng Nhái nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Công nghệ Giả, thực phẩm Giả, mỹ phẩm cũng Giả thì hỏi còn gì mà họ không làm Giả được nữa. Chung quy cũng chỉ vì người Việt ai cũng muốn đặt lợi ích của bản thân cao hơn lợi ích tập thể cho nên mới ngày càng nhiều tình trạng ấy. Đồ gì cũng lo ngại nhưng đáng lo ngại nhất vẫn là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người. Hoa quả Trung Quốc thường bày bán tràn lan trên thị trường Việt, nó hấp dẫn bởi màu sắc, chủng loại phong phú, đa dạng; bảo quản được lâu hơn và đặc biệt có giá rất rẻ. Có người nhận thức được tác hại của đồ Trung Quốc nhưng vẫn ăn, vẫn làm. Chung quy chỉ vì cho đến nay, không ai dám khẳng định rằng, hoa quả Trung Quốc có thực sự an toàn.

Mời bạn đón đọc:

Nội dung chính

Nghi ngại từ hoa quả Trung Quốc

Hoa quả Trung Quốc có an toàn?

Chị Nguyễn Thị Sinh, trú tại nhà 37 ngõ 84 Ngọc Khánh cho biết, chị giúp việc cho gia chủ đã 6 năm nay. Cháu bé nhà chủ rất thích ăn táo. Tuy nghi ngại nhưng thỉnh thoảng chủ nhà chị vẫn mua táo cho con ăn. Kể từ khi có thông tin về hoa quả nhiễm chất phá huỷ nội tạng, chị chủ nhà tuyệt đối không cho con ăn. Thỉnh thoảng cũng có người đến chơi biếu những quả táo trông rất đẹp mắt, nhưng chị chủ nhà cũng nhất quyết không cho con ăn. “Ngay cả khi báo chí đưa tin khẳng định rằng, đó là thông tin không chính xác, chị ấy vẫn quyết định không ăn hoa quả Trung Quốc cho an toàn” – chị Sinh nói.

Tâm lý lo ngại hoa quả Trung Quốc không an toàn là tâm lý chung của đa số bà nội trợ. Mặc dù họ không biết những loại quả đó được ướp chất gì, có độc hại hay không, nhưng những sự “tươi ngon” một cách bất thường khiến cho mọi người luôn đặt câu hỏi: Có gì trong hoa quả Trung Quốc?

Sự tín nhiệm của không ít người về hoa quả Trung Quốc

Hoa quả Trung Quốc được người tiêu dùng ưa chuộng vì màu sắc đẹp, dễ bảo quản.

Chị Hoàng Kim Oanh (khu tập thể Cục Phát Tín, Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, từ lâu nay, nhà chị đã không dám mua hoa quả có nguồn gốc từ Trung Quốc về ăn. Gần đây, chồng chị bị ốm, đồng nghiệp mang đến thăm anh rất nhiều nho, loại quả to, màu tím (vẫn được gọi là nho Mỹ, nhưng nhiều thông tin cho rằng đó là nho được nhập từ Trung Quốc).

Để ở ngoài vài ngày, chị Oanh sợ nho hỏng nên cho vào tủ lạnh. Lay lắt mãi ăn không hết, trong khi cần tủ để đựng đồ ăn khác, chị Oanh lại quẳng chỗ nho còn lại ra ngoài. Tuy nhiên, hai tuần sau, chị ngạc nhiên khi thấy chỗ nho còn lại vẫn “tươi ngon”, quả vẫn cứng, vỏ chỉ hơi sậm màu hơn và cuống héo hơn một chút. Điều này khiến chị đặt câu hỏi: Có chất gì đặc biệt ở trong quả nho khiến nó tươi lâu như vậy, và chất đó có độc hại cho sức khoẻ không?

Theo anh Nguyễn Văn Hồng, người bán hoa quả đã lâu năm ở chợ Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), thời gian gần đây, lượng tiêu thụ hoa quả Trung Quốc đã giảm đi rất nhiều. Quầy hàng anh chỉ lấy một phần rất ít để phục vụ cho khách mua đi cúng lễ dịp cuối năm. Còn một người bán hoa quả khác khi nghe hỏi về loại quả Trung Quốc thì lắc đầu nói: Có ai mua đâu mà bán!

Anh Nguyễn Văn Hồng, người bán hoa quả ở chợ Ngọc Khánh

Anh Nguyễn Văn Hồng, người bán hoa quả ở chợ Ngọc Khánh

Người tiêu dùng bây giờ ít ăn hoa quả Trung Quốc?

Đứng trước bất cứ một quầy hoa quả nào, người ta cũng dễ dàng nghe thấy một câu hỏi: Quả này là của Trung Quốc hay Việt Nam?

Tuy nhiên, thực tế, hoa quả Trung Quốc vẫn được tiêu thụ một lượng không nhỏ do có nhiều người mua để đi thăm hỏi, biếu xén hoặc thắp hương bàn thờ, đi lễ vì trông màu sắc đẹp, dễ bảo quản. Tuy nhiên, sau đó nhiều người không hề ăn mà lại đem cho những người nghèo khó hoặc vứt bỏ vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ. “Tôi thích mua hoa quả Trung Quốc như táo, lê vì bầy bàn thờ trông rất đẹp mắt. Tuy nhiên, ăn chúng thì tôi cũng không yên tâm. Vì vậy, sau khi thắp hương, tôi thường đem cho những người đồng nát” – bà Trần Thị Vịnh, bán hàng cá ở chợ Ngọc Khánh tâm sự.

Không tìm thấy không có nghĩa là an toàn

Tâm lý lo ngại chất lượng hoa quả nhập ngoại, đặc biệt hoa quả nhập từ Trung Quốc không phải không có cơ sở, bởi cho đến nay, chưa có cơ quan nào khẳng định: Hoa quả Trung Quốc là an toàn. Liên quan đến vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Công Toản, Chánh thanh tra Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

hoa quả trung quốc có thật sự an toàn

Hoa quả Trung Quốc đã vắng bóng trên nhiều sạp hoa quả ở Hà Nội

Ông Toản cho biết, trước thông tin phản ánh của người dân về sự nghi ngờ đối với hoa quả Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã từng nhiều lần lấy mẫu các loại hoa quả Trung Quốc để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả cho thấy, chưa tìm thấy hoạt chất bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam trong các loại hoa quả Trung Quốc.

Trả lời câu hỏi của PV rằng, như vậy có thể kết luận rằng, hoa quả Trung Quốc là an toàn hay không, ông Toản nói: Chưa thể khẳng định điều này bởi không tìm thấy không có nghĩa là không có. Ngược lại, thông tin cho rằng hoa quả Trung Quốc có nhiều chất bảo quản cũng chỉ là tin đồn.

Theo ông Toản, nguyên nhân chưa tìm thấy chất bảo quản trong hoa quả Trung Quốc có thể do chúng ta chưa biết hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân Trung Quốc dùng bảo quản hoa quả là loại gì, do đó quá trình phân tích xác định hoạt chất là rất khó khăn.

Ông Toản cũng cho biết, sắp tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiếp tục lấy mẫu và nghiên cứu, phân tích để tìm hiểu về các chất bảo quản được dùng cho hoa quả nhập ngoại nói chung và hoa quả Trung Quốc nói riêng.

Ngày 26/1/2010, ông Trịnh Công Toản cho biết, đoàn thanh tra của Cục vừa hoàn thành đợt kiểm tra, khảo sát chất lượng hoa quả nhập từ Trung Quốc về Việt Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn. Đoàn đã lấy mẫu đưa đi phân tích và sẽ có kết quả trong thời gian tới. Ông Toản cũng cho biết, trước đây, lượng hoa quả nhập từ Trung Quốc về Việt Nam qua đường này vào khoảng 300-400 tấn/ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng hàng nhập đã giảm khoảng một nửa.

Bạn có thể xem thêm bài viết về cách nhận biết hoa quả Trung Quốc nhé!

Theo VnMedia

Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound