Phân biệt tính axít và tính kiềm?

Tính kiềm và tính axit trong cơ thể là gì và vì sao chúng ta phải loại bỏ axit dư thừa để có một cơ thể khỏe mạnh hơn. Bài viết sẽ sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về sự khác nhau giữa tính kiềm và tính axit trong cơ thể. Giúp bạn lựa chọn cho mình lối sống lành mạnh hơn.

Nội dung chính

Tính Axit là gì?

Axit tiếng Latinh là asidus, tiếng Pháp là acide /asid. Khi đến Việt Nam, từ acide được Việt hóa thành từ a-xít.

Axit là các hợp chất hóa học có thể hòa tan trong nước và thường có vị chua, công thức tổng quát biểu diễn thường là HxAy.

Thông thường, axit là bất kỳ một loại chất nào hòa tan trong nước tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7. Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh. Và những chất có đặc tính giống axit được gọi là chất có tính axit.

Phân biệt tính axít và tính kiềm?
Thang đo PH các loại thực phẩm

Môi trường bên trong cơ thể có tính axit là sao?

Theo lẽ tự nhiên, môi trường bên trong cơ thể là môi trường kiềm (pH đo được trong khoảng 7.3 – 7.4). Thế nhưng, vì sao lai nói bên trong cơ thể có tính axit?

Môi trường trong cơ thể chúng ta có tính kiềm là không sai. Nhưng, tính kiềm đó lại rất dễ mất đi và bị axit hóa. Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng axit hóa trong cơ thể:

Do ăn uống: quá trình ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, thức ăn đóng hộp, thực phẩm lẫn hóa chất, hoặc uống nhiều rượu bia, nước ngọt, các chất kích thích…

Do ô nhiễm môi trường: khói bụi, khí thải, tia UV… tác động vào cơ thể cũng sinh ra axit dư thừa.

Do lo lắng, căng thẳng, stress, buồn phiền…

Những tác nhân trên tác động vào cơ thể, tạo nên axit dư thừa, biến môi trường trong cơ thể thành môi trường axit (pH <7). 

Thực phẩm nhiều axit không tốt cho cơ thể
Thực phẩm nhiều axit không tốt cho cơ thể

Môi trường axit trong cơ thể dẫn đến hậu quả gì cho sức khỏe?

Các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt nhất ở môi trường kiềm, nếu phải hoạt động trong môi trường axit, thì hậu quả xấu cho sức khỏe nhất định sẽ xảy đến. Bác sĩ Otto Warburg, người đoạt giải Nobel Sinh lý học và  Y khoa năm 1931, đã khẳng định trong bài phát biểu về nguồn gốc của ung thư như sau: “Các tế bào ung thư có tính axit, trong khi các tế bào khỏe mạnh lại mang tính kiềm”.

Khi các tế bào liên tục phải làm việc, tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động sẽ giảm đi, gây ra tình trạng hư hỏng, suy thoái tế bào. Do đó các bế bào sẽ tìm cách khắc phục, sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này, điều đó khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi.

Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và rất yếu. Đó là nguyên nhân phát sinh ung thư. Và các tế bào ung thư cũng phát triển, phát tán mạnh mẽ trong môi trường axit.

Cơ thể chúng ta có cơ chế tự tiết ra enzyme để cân bằng aixt dư thừa, tuy nhiên, nếu lượng dư thừa axit lên đến mức vượt quá giới hạn, cơ thể chúng ta buộc phải lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, nếu tình trạng này kéo dài, các khoáng chất kiềm dự trữ sẽ mất đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng, tóc, đặc biệt là xương… Bệnh loãng xương hình thành cũng chính là do nguyên nhân này.

Axit tích tụ nhiều ở da có thể dẫn đến nhiều bệnh ngoài da như phát ban, mẩn ngứa, chàm, tồn dư nhiều ở thận gâ sỏi thận, viêm đường tiết niệu, dư thừa ở gan sẽ làm giảm chức năng gan, suy yếu gan, ung thư gan…

Còn trong máu, nếu độ pH xuống dưới 7.2 sẽ có dấu hiệu nguy kịch, hồng cầu có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn mao mạch cục bộ, các tế bào bị thiếu oxy, dẫn đến tình trạng rối loạn về chuyển hóa, làm cơ thể mệt mỏi, thậm chí có thể làm tử vòng con người
Như vậy, chúng ta thấ, nếu nội môi trường cơ thể mang tính axit, sẽ dẫn đến những hậu quả nguy hiểm khó lường cho sức khỏe.

Phân biệt tính axít và tính kiềm?
Thực phẩm giàu Kiềm có lợi cho sức khỏe

Tính kiềm là gì?

Kiềm hay còn gọi là bazơ, nguyên văn tiếng tiếng Pháp base, khi được Việt hóa, còn được viết là ba-dơ hoặc ba-zơ. Kiềm có công thức hoá học chung là B(OH)y

Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH lớn hơn 7. Độ pH càng cao thì tính bazơ càng mạnh. Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Tính kiềm bên trong cơ thể con người

Như đã nói ở trên, môi trường bên trong cơ thể con người là môi trường mang tính kiềm, độ pH dao động trong khoảng 7.3 – 7.4. Ở môi trường kiềm này, các tế bào trong cơ thể sẽ khỏe mạnh và hoạt động tốt nhất. Bệnh tật sẽ khó mà phát sinh nếu con người duy trì được tính kiềm bên trong cơ thể.

Phân biệt tính axít và tính kiềm?
Hãy lựa chọn cho mình các loại thực phẩm giàu kiềm

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì nhiều tác nhân quen thuộc hàng ngày mà tính kiềm trong cơ thể rất dễ mất đi, do đó, chúng ta phải bổ sung chất kiềm cho cơ thể, “phụ giúp” cơ thể duy trì tính kiềm tự nhiên.

Cách bổ sung kiềm hiệu quả nhất cho cơ thể là xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả có tính kiềm, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan và đặc biệt uống nước điện giải ion kiềm tươi. Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên (pH 8.5 – 9.0 – 9.5) sẽ trung hòa axit dư thừa, kiềm hóa cơ thể hiệu quả, từ đó phòng chống và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, gout, loãng xương…


Add Comment

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Linh Phụ Kiện Máy tính Thiết bị nghe nhìn Điện Thoại - Máy Tính Bảng
Cách kiểm tra iPhone thật giả đơn giản
5 bước chuẩn nhất để kiểm tra được iPhone nguyên seal hay không
iPhone nguyên Seal là gì? Cách nhận biết iPhone nguyên Seal
Cặp – Túi xách Giày – Dép Phụ kiện Thời trang Quần áo Trang sức Đồng hồ
5 cách nhận biết son Tom Ford thật giả bạn nên biết
Phân biệt sản phẩm Louis Vuitton thật giả
phan-biet-tu-xach-louis-chinh-hang
Cách phân biệt túi Louis Vuitton Thật – Giả
Rượu bia – Nước ngọt Sản phẩm từ Bơ, Sữa Đồ ăn
Phân biệt mận Mộc Châu và mận Trung Quốc
Phân biệt Hạt Dừa Nước – Thốt Nốt và Hạt Đác
Làm thế nào để phân biệt socola xịn và socola compound